Triệu chứng xơ vữa động mạch

 Triệu chứng xơ vữa động mạch bao gồm các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ do thiếu máu não cục bộ.

“Tại Việt Nam, 71% ở người có độ tuổi từ 40 - 49 và 85% ở người có độ tuổi từ 50 trở lên tử vong do các bệnh xơ vữa động mạch”.

Theo thống kê, có đến 50% bệnh nhân trên 40 tuổi mắc các triệu chứng bệnh xơ vữa động mạch. Tại Việt Nam có khoảng 2.4 triệu người mắc các bệnh tim mạch. Trong đó, có khoảng 65%, tương đương gần 1.6 triệu người mắc chứng xơ vữa động mạch. Đây được xem là căn bệnh có mức độ tử vong thuộc hàng cao nhất trong số các bệnh tim mạch. Căn bệnh này hoàn toàn nhận biết được nếu ban phát hiện các triệu chứng dưới đây.

1. Triệu chứng xơ vữa động mạch?

Triệu chứng xơ vữa động mạch thường không xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi bệnh bắt đầu chuyển biến nặng, thành động mạch sẽ dần hẹp lại do các mảng bám tích tụ. Điều này khiến lưu lượng máu bị gián đoạn, ảnh hưởng đến việc lưu thông đến các cơ quan khác. Khi các mảng bám vỡ ra tạo thành cục máu đông gây ra các cơn đau tim, đột quỵ. Dưới đây là một số triệu chứng liên quan đến việc xơ vữa động mạch bao gồm:

1.1. Xơ vữa động mạch vành (Tim)

Xơ vữa động mạch vành là một tình trạng các động mạch cung cấp máu cho tim bị hẹp hoặc tắc nghẽn do mảng bám. Những mảng bám này sẽ làm gián đoạn quá trình vận chuyển máu đến tim dẫn đến tình trạng suy tim, nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân sẽ chịu đựng cảm giác khó thở, tức ngực, đau ngực,... trong khoảng thời gian dài (Từ 3-5 phút). 

Những cơn đau này tái phát nhiều lần trong ngày khiến họ trở nên kiệt sức, mệt mỏi. Vì thế, việc kiểm tra và điều trị là giải pháp quan trọng nhất ngay lúc này. Theo các bác sĩ khuyến cáo, mỗi người dân nên đi khám định kỳ từ 2-3 lần/ năm, 4-6 lần/ năm với những người cao tuổi.

Xơ vữa động mạch vành timXơ vữa động mạch vành tim

1.2. Xơ vữa động mạch cảnh (Não)

Khi mắc triệu chứng xơ vữa động mạch cảnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm đột quỵ và tử vong, cụ thể: 

1.2.1. Cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) 

TIA là một cơn đột quỵ ngắn hạn, thường kéo dài vài phút. Một số dấu hiệu thường gặp:

Yếu hoặc tê ở mặt, cánh tay hoặc chân

  • Khó nói hoặc nói lắp

  • Mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt

  • Chóng mặt

  • Rối loạn thăng bằng

Thiếu máu cục bộ - dấu hiệu của xơ vữa động mạch cảnhThiếu máu cục bộ - dấu hiệu của xơ vữa động mạch cảnh

1.2.2. Đột quỵ

Đột quỵ là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị tắc nghẽn hoàn toàn. Các triệu chứng của đột quỵ thường xuất hiện đột ngột, cụ thể:

  • Yếu hoặc tê ở mặt, cánh tay hoặc chân

  • Khó nói hoặc nói lắp

  • Mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt

  • Chóng mặt

  • Rối loạn thăng bằng

  • Đau đầu dữ dội

  • Bất tỉnh

1.3. Xơ vữa động mạch chi dưới

Xơ vữa động mạch chi dưới là tình trạng các động mạch cung cấp máu cho chân bị hẹp hoặc tắc nghẽn do mảng bám. Những mảng bám này khi vỡ ra gây những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm đau cách hồi, hoại tử chi và tử vong.

  • Đau cách hồi: Đau cách hồi là một cơn đau nhói ở bắp chân xảy ra khi đi bộ hoặc leo cầu thang. Cơn đau này thường kéo dài không ngắn và sẽ giảm khi nghỉ ngơi.

  • Da lạnh, đổi màu: Phần da chân của người bệnh xơ vữa động mạch có màu sắc nhợt nhạt, xanh xao. Khi bạn chạm vào chân họ, một cảm giác lạnh buốt sẽ truyền thẳng vào não. 

  • Móng chân đổi màu: Phần móng chân của bệnh nhân có thể trở nên dày, vàng hoặc nâu. Nguyên nhân là do việc lưu thông máu đến chân bị gián đoạn. 

  • Lở loét, hôi chân:  Đây là những dấu hiệu phổ biến cho thấy phần máu lưu thông không chứa oxy.

Xơ vữa động mạch chi dướiXơ vữa động mạch chi dưới

2. Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả?

Để điều trị xơ vữa động mạch, các bác sĩ sẽ sử dụng 2 phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Từng phương pháp sẽ thích hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân, cụ thể:

2.1. Phương pháp điều trị nội khoa

Đây là phương pháp điều trị xơ vữa động mạch mà không cần phẫu thuật. Cách điều trị này tập trung vào việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, Omega 3, Protein thực vật từ rau củ quả, cá trích, cá hồi, dầu hạt lanh,.... để tăng cholesterol tốt trong máu, đào thải những cholesterol xấu ra ngoài cơ thể. 

  • Thuốc Statin: Thuốc Statin có tác dụng giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu), ức chế quá trình tích tụ các mảng bám trong thành động mạch. Việc này giúp máu lưu thông tốt hơn, ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch.

  • Thuốc chống tiểu cầu: Loại thuốc này giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông, tránh bị tắc nghẽn động mạch.

  • Thuốc ức chế men chuyển (ACEI) hoặc thuốc chẹn beta: Các loại thuốc này có thể giúp hạ huyết áp và làm giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch.

Phương pháp điều trị nội khoa - dùng thuốcPhương pháp điều trị nội khoa - dùng thuốc

2.1.1. Ưu điểm 

  • Ít xâm lấn, ít đau đớn.

  • Thời gian hồi phục nhanh.

  • Ít nguy cơ biến chứng.

  • Chi phí điều trị thấp hơn.

2.1.2. Nhược điểm

  • Không hiệu quả trong các trường hợp bệnh nặng.

  • Điều trị lâu dài.

  • Dễ tái phát nhiều lần.

2.2. Phương pháp điều trị ngoại khoa

Phương pháp điều trị ngoại khoa sẽ sử dụng cách phẫu thuật trong các trường hợp bệnh nặng, chẳng hạn như hẹp động mạch nghiêm trọng hoặc tắc nghẽn động mạch:

  • Nong mạch và đặt stent: Nong mạch là thủ thuật sử dụng một ống cao su nhỏ để mở rộng động mạch bị hẹp. Còn Stent là một ống kim loại nhỏ được đặt vào động mạch để giữ cho nó mở rộng. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng một quả bóng hơi nhỏ, bơm với áp suất vừa phải để “khai thông” dòng máu, giúp tốc độ máu chảy bình thường

  • Ghép mạch máu: Đây là thủ thuật sử dụng một đoạn mạch máu khỏe mạnh từ cơ thể từ một người hiến tặng để thay thế đoạn mạch máu bị hư hỏng. Bác sĩ thường chọn tĩnh mạch hiển ở chân, động mạch quay hoặc vú ở trong thành ngực để làm mạch ghép.

Phương pháp điều trị ngoại khoa - phẫu thuậtPhương pháp điều trị ngoại khoa - phẫu thuật

2.2.1. Ưu điểm

  • Điều trị hiệu quả trong các trường hợp bệnh nặng

  • Giải quyết triệt để mầm bệnh

  • Ít nguy cơ tái phát

2.2.2. Nhược điểm

  • Xâm lấn, có thể gây đau đớn

  • Thời gian hồi phục lâu

  • Dễ xảy ra biến chứng

  • Chi phí điều trị cao hơn

3. Khi nào nên gặp bác sĩ điều trị bệnh?

Theo các bác sĩ khuyến cáo, những người có độ tuổi từ 40 - 65 tuổi nên thăm khám thường xuyên từ 2-3 lần/ năm. Với những người từ 65 tuổi trở lên thì nên khám khoảng 4-6 lần/năm. Dưới đây là những triệu chứng xơ vữa động mạch thì nên gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị: 

  • Méo miệng

  • Đau thắt ngực khi tập thể dục hoặc gắng sức

  • Đau ngực đột ngột, dữ dội

  • Khó thở

  • Tê hoặc yếu ở một bên cơ thể

  • Nói lắp

  • Mất thị lực đột ngột ở một mắt

Qua bài viết này, OHAWA hi vọng rằng bạn đã nắm rõ cho những triệu chứng bệnh xơ vữa động mạch và cách điều trị bệnh. Bên cạnh tuân theo theo chỉ định của bác sĩ, việc sử dụng các thực phẩm tốt cho tim mạch, thay đổi lối sống tích cực hơn là cách ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch. 

 

Bình luận