Bật mí 5 phương pháp chẩn đoán bệnh tim mạch vành hiệu quả nhất

Chẩn đoán bệnh tim mạch vành là phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa, hạn chế tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Bệnh tim mạch vành là căn bệnh xuất hiện thầm lặng, nó không xuất hiện triệu chứng cụ thể nào cho đến khi bạn gặp những sức khỏe nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Vì thế, việc chẩn đoán bệnh tim mạch vành là điều rất quan trọng để kiểm tra tình trạng sức khỏe bản thân,kịp thời điều trị sớm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn các phương pháp chẩn đoán bệnh nhanh chóng, hiệu quả nhất!

1. Triệu chứng bệnh tim mạch vành

Triệu chứng bệnh tim mạch vành xảy ra do các mảng bám tích tụ trên thành động mạch, gây ra tình trạng giảm lưu lượng máu đến tim. Một số triệu chứng của bệnh tim mạch vành gồm:

Đau ngực: Người bệnh tim mạch vành có cảm giác là đau ngực, tức ngực ở  trung tâm của ngực, ngoài ra nó sẽ lan ra cánh tay, cổ, hàm, lưng hoặc dạ dày. Nguyên nhân là do tim không nhận đủ oxy, thường là do hoạt động thể chất hoặc stress trong khoảng thời gian dài. 

  • Khó thở: Khi tim không thể bơm máu hiệu quả sẽ gây ra thiếu hơi khi thở, nói chuyện lắp bắp, không rõ từ.

  • Mệt mỏi: Cơ thể thường xuyên mệt mỏi liên tục, đau nhức kết hợp buồn nôn, đau bụng thường xuyên cũng là một dấu hiệu của bệnh tim mạch vành.

  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu: Đây là trạng thái xuất hiện khá phổ biến trên người bệnh do giảm lưu lượng máu đến não gây ra tình trạng chóng mặt. 

  • Nhịp tim bất thường: Bệnh tim mạch vành có thể gây rối loạn nhịp tim, khiến tim đập quá nhanh, quá chậm, hoặc không đều.

  • Sưng phù: Sự giảm hiệu suất bơm máu của tim có thể gây ra sưng tay, chân, và phần dưới của cơ thể.

Triệu chứng bệnh tim mạch vànhTriệu chứng bệnh tim mạch vành

2. Chẩn đoán bệnh tim mạch vành

Để chẩn đoán bệnh tim mạch vành, các bác sĩ sẽ khám xét tổng quát cơ thể của bạn, sau đó dùng các kỹ thuật chuyên dụng để đánh giá mức độ bệnh tình. Từ đó, họ sẽ đưa ra kết luận chung và đưa ra phương pháp điều trị:

2.1. Điện tâm đồ (ECG)

Điện tâm đồ là một xét nghiệm đơn giản giúp phát hiện những dấu hiệu của bệnh mạch vành. Phương pháp này sẽ phát những tín hiệu xung điện trong quá trình hoạt động của quả tim. Nhờ đó, bác sĩ sẽ nhận biết những biểu hiện của thiếu máu cơ tim, hoại tử cơ tim cũng như những biến chứng của bệnh tim mạch như dày thành tim, giãn buồng tim và rối loạn nhịp.

Điện tâm đồ - chẩn đoán bệnh tim mạch vànhĐiện tâm đồ - chẩn đoán bệnh tim mạch vành

2.2. Siêu âm tim

Đây là phương pháp xét nghiệm hình ảnh không xâm lấn sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của tim. Siêu âm tim được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi một loạt các tình trạng tim, bao gồm bệnh tim mạch vành (CHD). Siêu âm tim dùng để phát hiện các dấu hiệu: Hẹp động mạch vành, tăng kích thước thất trái, động mạch vành bất thường. Nó thường dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh tim mạch vành để điều trị.

Siêu âm tim - chẩn đoán bệnh tim mạch vànhSiêu âm tim - chẩn đoán bệnh tim mạch vành

2.3. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành

Chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh, cho ra hình ảnh giải phẫu mạch vành từ nhiều góc độ khác nhau. Các bác sĩ sẽ dễ dàng quan sát toàn diện tim và động mạch vành. Ưu điểm của phương pháp này là xét nghiệm không cần phải phẫu thuật hoặc chọc thủng da, hoàn toàn an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, giá thành tương đối đắt và có thể gây phơi nhiễm bức xạ.

2.4. Chụp phóng xạ tưới máu cơ tim

Chụp phóng xạ tưới máu cơ tim là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh, sử dụng phóng xạ để tạo ra hình ảnh của cơ tim khi cơ tim hoạt động. Phương pháp này giúp xác định vị trí của các mảng xơ vữa trong mạch máu vành, giúp bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

2.5. Thăm dò chẩn đoán hình ảnh

Thăm dò chẩn đoán hình ảnh bao gồm chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành, chụp cộng hưởng từ tim, chụp phóng xạ tưới máu cơ tim. Những kỹ thuật này sẽ cho ra hình ảnh giải phẫu mạch vành, mức độ vôi hóa mạch vành, mức độ hẹp mạch vành, vị trí hẹp mạch vành, dị dạng mạch vành, mức độ sống còn cơ tim.

3. Phương pháp điều trị bệnh tim mạch vành

Điều trị cho bệnh tim mạch vành (CHD) có 2 phương pháp chính bao gồm: Điều trị ngoại khoa và nội khoa bệnh tim mạch vành. Từng phương pháp có ưu và nhược điểm riêng tùy thuộc vào mức độ bệnh tình của bệnh nhân:

3.1. Điều trị nội khoa

Đây là phương pháp sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng của bệnh và giảm nguy cơ biến chứng. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tim mạch vành bao gồm:

  • Thuốc giãn mạch: Thuốc giãn mạch giúp mở rộng các động mạch vành, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

  • Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu: Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu giúp ngăn ngừa các tiểu cầu dính lại với nhau, có thể gây tắc nghẽn động mạch.

  • Thuốc statin: Thuốc statin giúp giảm cholesterol, một yếu tố nguy cơ của CHD.

  • Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta giúp làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp, có thể giúp giảm nhu cầu oxy của tim.

  • Thuốc chẹn kênh canxi: Thuốc chẹn kênh canxi giúp làm thư giãn các cơ tim và mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

3.1.1. Ưu điểm của phương pháp điều trị nội khoa

  • Không thực hiện phẫu thuật.

  • Ít tốn kém hơn phương pháp điều trị ngoại khoa.

  • Điều trị dễ dàng tại phòng khám hoặc bệnh viện.

3.1.2. Nhược điểm của phương pháp

  • Sử dụng thuốc trong khoảng thời gian dài

  • Hiệu quả không cao bằng điều trị ngoại khoa.

Điều trị nội khoaĐiều trị nội khoa

3.2. Điều trị ngoại khoa

Đây là phương pháp dùng các thủ thuật xâm lấn để mở rộng các động mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn, bao gồm:

  • Nong mạch vành: Nong mạch vành là một thủ thuật trong đó một ống thông được đưa vào động mạch vành bị hẹp và một quả bóng được bơm lên để mở rộng động mạch.

  • Đặt stent: Đặt stent là một thủ thuật trong đó một ống kim loại nhỏ được đặt vào động mạch vành bị hẹp để giữ cho động mạch mở.

  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch: Phẫu thuật bắc cầu động mạch là một thủ thuật trong đó một mạch máu mới được tạo ra để kết nối động mạch vành bị hẹp với một động mạch khỏe mạnh khác.

3.2.1. Ưu điểm của phương pháp điều trị ngoại khoa

  • Phù hợp cho các trường hợp bệnh nhân có triệu chứng bệnh nghiêm trọng.

  • Giảm nguy cơ biến chứng của CHD.

  • Cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

3.2.2. Nhược điểm của phương pháp điều trị ngoại khoa

  • Phải can thiệp vào sâu hơn trong cơ thể. 

  • Chi phí đắt đỏ

  • Thời gian điều trị lâu.

Điều trị ngoại khoaĐiều trị ngoại khoa

Hy vọng thông qua bài viết này, OHAWA đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về cách chẩn đoán bệnh tim mạch vành và ưu điểm từng phương pháp điều trị bệnh. Chúc các bạn thành công!

Bình luận