Bệnh tim mạch vành: Khám phá nguyên nhân, cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch vành gây ra tình trạng đau ngực, khó thở, chóng mặt gây ra tình trạng đột quỵ, dẫn đến tỉ lệ tử vong cao.

Bệnh tim mạch vành là một trong những bệnh lý xuất hiện khá phổ biến trên toàn cầu, và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước. Theo thống kê của hội tim mạch Việt Nam, cứ mỗi năm sẽ có hơn 200.000 người tử vong, chiếm 33% ca tử vong tại Việt Nam. Theo ước tính, cứ 3 người trưởng thành sẽ có 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chủ yếu là bệnh mạch vành. Vì thế, việc tìm hiểu cụ thể về bệnh để chủ động trong điều trị sớm là cách giảm thiểu tỷ lệ tử vong căn bệnh này.

1. Bệnh tim mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành xảy ra khi các động mạch truyền máu đến tim bị cản trở do các mảng chất béo tích tụ (chất béo, cholesterol, canxi cùng các chất khác) trên thành động mạch máu. Quá trình này xảy ra trong một khoảng thời gian dài sẽ gây ra chứng xơ vữa động mạch. Bệnh lý này giảm lưu lượng máu, cơ tim sẽ không nhận đủ oxi và dưỡng chất dẫn đến các tình trạng đau ngực, nhồi máu cơ tim. 

Bệnh tim mạch vành là gi?Bệnh tim mạch vành là gi?

2. Dấu hiệu bệnh tim mạch vành

Triệu chứng của bệnh mạch vành thể hiện rõ ràng nhất qua các cơn đau tim tại động mạch. Thông thường, những cơn đau trên gây khó thở, bó chặt tim, đè ép ngực từ 10-30 giây. Cơn đau tim động mạch thường ở ngực, vai hoặc cánh tay bên trái. Tuy nhiên, một số trường hợp nó kéo dài lên đến 15 phút, đây là dấu hiệu bạn đã bị nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, một số triệu chứng khác

  • Đau ngực (Angina): Cảm giác đau, nén, hoặc khó chịu ở ngực, thường xảy ra khi cơ tim không nhận đủ máu. Đau có thể lan ra cánh tay, cổ, hàm, lưng hoặc dạ dày.

  • Khó thở: Khi cơ tim không nhận đủ oxy do giảm lưu lượng máu, có thể gây ra khó thở.

  • Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi không giải thích được, đặc biệt là sau khi hoạt động.

  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu: Do lưu lượng máu đến não bị giảm.

  • Buồn nôn hoặc đau dạ dày: Đôi khi, triệu chứng đau ngực do bệnh động mạch vành có thể gây ra cảm giác khó chịu trong dạ dày.

Dấu hiệu của bệnh tim mạch vànhDấu hiệu của bệnh tim mạch vành

3. Tác nhân chính gây ra bệnh

Nguyên nhân chính của bệnh tim mạch vành là xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch là quá trình các mảng bám tích tụ trên thành động mạch trong một khoảng thời gian dài. Các mảng bám bao gồm cholesterol, chất béo, canxi và các chất khác sẽ làm hẹp động mạch và cản trở lưu lượng máu, gây đột quỵ, dễ dẫn đến tử vong.

3.1 Tuổi tác

Bệnh lý này thường xuất hiện trên những người cao tuổi, cụ thể nam từ 55 tuổi trở lên, còn 50 tuổi đối với nữ.

Tuổi tác là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch vànhTuổi tác là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch vành

3.2 Không bổ sung Omega 3

 Omega-3 là chất béo tốt, thiết yếu trong việc đào thải chất béo xấu ra khỏi cơ thế. Nó có khả năng giảm mỡ máu, tăng nhịp tim, hạn chế chứng xơ vữa động mạch. Tuy nhiên cơ thể chúng ta lại không tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ thực phẩm như dầu hạt lanh, thịt cá trích, cá hồi,...

3.3 Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch

 Với những những người dưới 50 tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn nếu cha mẹ, ông bà của họ từng bị biến chứng tim.

3.4 Mức cholesterol cao

Cholesterol thành phần quan trọng của Lipid máu, nó bao gồm cholesterol xấu và tốt. Nếu trong cơ thể tích tụ quá nhiều sẽ gây hiện tượng lắng đọng trên thành mạch máu, gây ra chứng bệnh tim mạch vành

3.5 Lối sống ít vận động

Những người có xu hướng lười vận động, hay ngồi một chỗ quá lâu sẽ làm chất béo tích tụ lâu dần trong cơ thể, từ đó dẫn đến mức cholesterol tăng cao. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, tạo ra nhiều chứng bệnh liên quan đến tim mạch.

Lối sống lười vận độngLối sống lười vận động dẫn đến bệnh tim mạch vành

4. Cách phòng ngừa bệnh tim mạch vành?

Phòng ngừa bệnh tim mạch vành đòi hỏi sự chú trọng vào lối sống lành mạnh và kiểm soát. Dưới đây là một số cách hiệu quả:

4.1 Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn nhiều hoa quả, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung protein. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng các thịt cá hồi, cá trích, dầu oliu, dầu hạt lanh,.. để bổ sung Omega 3, chống bệnh tim mạch. Đồng thời, giảm tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa và trans, đường và muối.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnhXây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

4.2 Tập thể dục đều đặn

Với những người bị bệnh tim mạch vành, việc tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần với cường độ trung bình hoặc 75 phút mỗi tuần với cường độ mạnh giúp nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường và cholesterol cao.

Lên kế hoạch tập thể dục đều đặnLên kế hoạch tập thể dục đều đặn

4.3 Hạn chế sử dụng chất kích thích, giảm stress

Việc hút thuốc, uống rượu bia sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim. Đa số những người thường xuyên uống rượu bia xuất phát từ công việc, ăn chơi hoặc giảm stress trong cuộc sống. Tuy nhiên, cách này hoàn toàn không thể giúp bạn loại bỏ hoàn toàn vấn đề trong cuộc sống, ngược lại nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân mình. Vì thế, bạn có thể tìm những hoạt động thiền, yoga, tập dưỡng sinh,.. để giảm căng thẳng, đảm bảo cuộc sống tinh thần tốt hơn.

4.4 Kiểm soát huyết áp, cholesterol và đường huyết

Bệnh nhân nên đi xét nghiệm và theo dõi mỡ máu thường xuyên từ 2-4 lần/ năm. Còn với những người cao tuổi nên đi khám từ 3-5 lần/ năm. Tuổi cao thì xét nghiệm nhiều. Có thể nhiều người không biết nhưng chất béo tích tụ trong cơ thể ta rất nhanh tùy vào thói quen ăn uống, vì thế lượng mỡ máu cần phải thường xuyên được theo dõi

4.5 Thăm khám định kỳ

Chủ động đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra định kỳ giúp bạn phát hiện sớm và giải quyết các vấn đề sức khỏe, tích cực tuân thủ điều trị y khoa, bao gồm dùng thuốc huyết áp, cholesterol nếu bác sĩ cơ đơn. Đồng thời, bạn có thể tìm thêm các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim và chuẩn bị giải pháp phòng chống bệnh. 

Để phòng tránh bệnh tim mạch, bạn nên tuân thủ theo chế độ ăn uống sạch, bổ sung axit Omega 3 từ hạt lanh, hạn chế các chất béo bão hòa (trong mỡ động vật) hay chất béo chuyển hóa (thực phẩm chế biến sẵn) giúp giảm cholesterol trong máu, hạn chế tình trạng 

Bình luận