Phương pháp điều trị bệnh xơ vữa động mạch hiệu quả

Việc thay đổi lối sống, sử dụng các loại thuốc giảm bệnh hay phẫu thuật là những cách điều trị hiệu quả bệnh xơ vữa động mạch

Đau tức ngực, khó thở, nhồi máu cơ tim,... là những trạng thái mà người mắc bệnh xơ vữa động mạch phải gánh chịu. Nếu không phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời, người bệnh sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng. Vậy, làm sao để chữa trị bệnh xơ vữa động mạch hiệu quả? Hãy cùng OHAWA tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Triệu chứng bệnh xơ vữa động mạch

Để điều trị xơ vữa động mạch, bạn cần phải phát hiện các triệu chứng bệnh. Trong giai đoạn đầu, bệnh xơ vữa động mạch hầu như không bộc phát dấu hiệu rõ rệt. Tuy nhiên, từ 3 - 6 trở đi, khi cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện những cơn đau tim, mệt mỏi, tức ngực,... thường xuyên thì bệnh tình đã bắt đầu nặng hơn. Đây là tình trạng thiếu máu ở các cơ quan như não, tim, cánh tay,... do các mảng xơ vữa bám trên thành động mạch. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh xơ vữa động mạch thường gặp

1.1. Xơ vữa động mạch vành

Động mạch vành có nhiệm vụ vận chuyển máu có oxy và dưỡng chất đến cơ tim. Tại đây, cơ tim sẽ bơm máu, nuôi hết cơ thể. Nếu mảng xơ vữa làm hẹp, tắc đường lưu thông máu thì cơ thể bạn sẽ xuất hiện các dấu hiệu:

  • Đau đầu

  • Tức ngực

  • Mệt mỏi

  • Khó thở

Triệu chứng xơ vữa động mạch vànhTriệu chứng xơ vữa động mạch vành

1.2. Xơ vữa động mạch cảnh

Đây là động mạch chuyên cung cấp máu lên não. Khi đường vận chuyển máu bị tắc nghẽn bởi các mảng bám, xơ vữa động mạch cảnh sẽ gây ra tình trạng đột quỵ, tệ hơn là tổn thương não. Một số dấu hiệu thường thấy của bệnh này là

  • Tâm trí không tập trung.

  • Thường xuyên đau đầu, chóng mặt.

  • Ngất xỉu. 

  • Choáng váng.

Gây xơ vữa động mạch cảnhGây xơ vữa động mạch cảnh

1.3. Xơ vữa động mạch ngoại biên

Xơ vữa động mạch ngoại biên sẽ ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu đến tay, chân và vùng chậu gây ra tình trạng liệt cả hai tay, chân hoặc một bên. Nếu bạn mắc các dấu hiệu sau thì nên khám để chữa trị kịp thời:

  • Tê liệt tay chân

  • Chuột rút

  • Vết thương lâu lành.

Xơ vữa động mạch ngoại biênXơ vữa động mạch ngoại biên

2. Chẩn đoán xơ vữa động mạch

2.1. Khám sức khỏe tổng quát

Khám tổng quát giúp phát hiện thông tin, trạng thái sức khỏe bạn, từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh tật, kiểm tra nhịp tim, hơi thở.

Chẩn đoán xơ vữa động mạch - khám sức khỏe tổng quátChẩn đoán xơ vữa động mạch - khám sức khỏe tổng quát

2.2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu thường được sử dụng để đánh giá các yếu tố mắc xơ vữa động mạch bao gồm cholesterol, triglyceride, đường huyết và chỉ số HbA1c. Các xét nghiệm máu thường được sử dụng bao gồm:

  • Nếu bạn có chứa chỉ số toàn phần < 6.2 mmol/ L tương ứng với 240 mg/dL sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

  • LDL-cholesterol > 4,1 mmol/L tương ứng với 160 mg/dL sẽ không ổn

  • Triglyceride nếu > 2,3 mmol/L tương ứng với 200 mg/dL sẽ không an toàn. 

Lúc này, bạn nên cần điều trị bệnh xơ vữa động mạch ngay lập tức để hạn chế các biến chứng xấu đến sức khỏe.

2.3. Xét nghiệm hình ảnh

Đây là phương pháp chẩn đoán giúp bác sĩ nhìn và đánh giá tình trạng mảng xơ vữa bên trong động mạch, cụ thể: 

2.3.1. Siêu âm Doppler

Là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm để đo tốc độ và hướng của dòng máu. Nó thường dùng để đánh giá lưu lượng máu trong các động mạch, tĩnh mạch và các mạch máu khác. Siêu âm Doppler thường dùng để kiểm tra bệnh lý như xơ vữa động mạch, động mạch ngoại biên, tắc nghẽn động mạch chủ, thuyên tắc phổi. Đây là phương pháp tương đối dễ chịu, bệnh nhân sẽ không chịu đau đớn trong quá trình siêu âm.

2.3.2. Chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CTA)

Chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CTA) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X và máy tính để tạo ra hình ảnh 3D của các mạch máu. Phương pháp này cũng dùng để kiểm tra tình trạng xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch rồi đưa ra cách điều trị phù hợp. 

Ưu điểm của chụp cắt lớp vi tính mạch máu

  • Cung cấp hình ảnh rõ ràng và chi tiết của các mạch máu.

  • Chẩn đoán nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau.

  • An toàn, hiệu quả

Nhược điểm của chụp cắt lớp vi tính mạch máu

  • Vì sử dụng tia X nên phương pháp này có thể gây hại cho thai nhi.

  • Người bệnh dễ bị di ứng với chất cản quang.

  • Tốn nhiều chi phí

Chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CTA)Chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CTA)

2.3.3. Chụp mạch cộng hưởng (MRA)

Chụp mạch cổng hưởng (MRA) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh của các mạch máu. Phương pháp này thường được dùng để kiểm tra tình trạng động mạch, phổi,...

Ưu điểm 

  • Cung cấp hình ảnh rõ ràng và chi tiết của các mạch máu.

  • Chẩn đoán nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau.

  • Phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, an toàn và hiệu quả.

Nhược điểm 

  • Mất nhiều thời gian

  • Tốn kém chi phí

  • Gây cảm giác khó chịu khi khám

3. Phương pháp điều trị bệnh xơ vữa động mạch

Việc điều trị xơ vữa động mạch phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng bệnh tình. Trong trường hợp bạn ở giai đoạn đầu của bệnh, thì nên tập thay đổi lối sống tích cực hơn, chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao. Điều này giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Nếu giai đoạn nặng thì bạn nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, trong trường hợp tệ hơn thì phải phẫu thuật.

Phương pháp điều trị bệnh xơ vữa động mạch phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu bệnh nhẹ, thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Nếu bệnh nặng hơn, có thể cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

3.1. Thay đổi lối sống tích cực

Thay đổi lối sống là phương pháp hiệu quả dùng để kiểm soát yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, cá hồi, dầu hạt lanh,... để ngăn ngừa bệnh. Trong thịt cá hồi, dầu hạt lanh,... có chứa axit béo omega 3 cao, đào thải cholesterol xấu. Omega-3 sẽ làm chậm sự phát triển củamảng bám trong động mạch vành, giảm khả năng đột quỵ ở những người mắc bệnh tim. 

  • Tập thể dục thường xuyên: Theo bác sĩ, người bệnh nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tim mạch..

  • Không hút thuốc: Bên trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc, nhất là nicotin. Đây là chất làm tổn hại lớp nội mạc bên trong thành động mạch, gây ra tình trạng mảng bám tích tụ trên bề mặt.

  • Giảm cân: Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

  • Kiểm soát huyết áp: Nếu bạn bị cao huyết áp, kiểm soát huyết áp bằng thuốc hoặc thay đổi lối sống có thể giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

Tích cực vận động là cách nhanh nhất điều trị bệnh xơ vữa động mạchTích cực vận động là cách nhanh nhất điều trị bệnh xơ vữa động mạch

3.2. Thuốc

Thuốc có thể được sử dụng để điều trị bệnh xơ vữa động mạch nếu thay đổi lối sống không đủ để kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh xơ vữa động mạch bao gồm:

  • Thuốc hạ cholesterol: Thuốc hạ cholesterol giúp giảm mức cholesterol LDL, một loại cholesterol xấu có thể góp phần gây xơ vữa động mạch.

  • Thuốc chống tiểu cầu: Thuốc chống tiểu cầu giúp ngăn ngừa cục máu đông hình thành, có thể làm tắc nghẽn động mạch và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

  • Thuốc huyết áp, tiểu đường: Thuốc điều trị huyết áp giúp giảm huyết áp có thể giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

  • Aspirin: Aspirin thường được dùng trong các bệnh nhồi máu cơ tim; đau thắt ngực không ổn định. Đây là loại thuốc cần thiết, thường phối hợp với các thuốc khác điều trị trong giai đoạn cấp tính. 

  • Clopidogrel: có tác dụng chống tiểu cập tập kết, có tác dụng giảm các biến chứng như nhồi máu cơ tim, suy tim lên tới 50%. Tuy nhiên, thuốc có gây chảy máu dạ dày

3.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được sử dụng để điều trị bệnh xơ vữa động mạch nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, cụ thể:

  • Đặt sent nong mạch vành: Nong mạch vành là một thủ thuật sử dụng một ống nhỏ, mềm gọi là bóng để mở rộng động mạch bị hẹp. Quả bóng sẽ được bơm phồng để mở rộng động mạch. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt một ống nhỏ, mềm có lưới kim loại gọi là stent để giữ cho động mạch mở rộng sau khi nong mạch vành.

  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là một thủ thuật sử dụng một đoạn mạch máu khỏe mạnh từ một phần khác của cơ thể để tạo ra một con đường dẫn máu xung quanh động mạch bị hẹp hoặc tắc nghẽn.

Thay đổi chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa từ dầu hạt lanh giúp giảm cholesterol và là nguồn cung cấp cấp chất béo không bão hòa đa Omega 3.” - Theo bộ Y tế Canada.

Hy vọng qua bài viết liệu pháp điều trị bệnh xơ vữa động mạch hiệu quả sẽ giúp bạn biết thêm các kiến thức bổ ích!

Bình luận