Tỉ lệ tử vong do thừa cholesterol đạt ngưỡng báo động

Số ca tử vong vì các bệnh tim mạch tăng trung bình khoảng 10-20% mỗi năm, nguyên nhân xuất phát từ việc thừa cholesterol trong máu.

Bệnh tim mạch do thừa cholesterol trong máu (CVD) tiếp tục là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, tỉ lệ phần trăm tử vong do bệnh tim mạch chiếm tới so với tổng số ca 39,5% so với tổng ca tử vong tại Việt Nam. Trong đó, các bệnh mạch máu não (55,4%), bệnh tim thiếu máu cục bộ (32%), bệnh tim do tăng huyết áp (6,9%) và bệnh tim mạch khác (5,7%). 

1. Thực trạng bệnh tim mạch ở Việt Nam và trên thế giới

Theo báo cáo gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2022 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, chiếm 17,3 triệu ca tử vong, tương đương với 33% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới. Tính đến năm 2022, trên thế giới có khoảng 1,2 tỷ người trưởng thành mắc bệnh tim mạch, bao gồm:

  • 422 triệu người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ

  • 323 triệu người mắc bệnh động mạch vành

  • 250 triệu người mắc bệnh mạch máu não

  • 179 triệu người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

  • 112 triệu người mắc bệnh tim bẩm sinh

Tỉ lệ tử vọng người Việt Nam ở mức báo độngTỉ lệ tử vọng người Việt Nam ở mức báo động

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ suất tử vong do bệnh tim mạch và đột quỵ tại Việt Nam đã tăng từ 127,3/100.000 dân (năm 2000) lên 164,9/100.000 dân (năm 2022), chiếm tỉ lệ 33% tổng ca tử vong. Các bệnh tim mạch thường gặp như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phình động mạch chủ, xơ vữa động mạch....

Nguyên nhân xuất phát từ việc thừa lượng cholesterol trong máu. Cholesterol tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ dẫn tới chứng xơ vữa động mạch, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu gây đột quỵ và tai biến, có thể dẫn đến tử vong hoặc liệt cơ thể, liệt nửa người, làm giảm chất lượng cuộc sống. 

Căn bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ mắc bệnh tăng lên theo độ tuổi. Theo báo cáo, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người trưởng thành trên 65 tuổi cao hơn gấp 5 lần so với người trưởng thành dưới 45 tuổi.

Cứ 10 người trưởng thành có 3 người cholesterol máu cao, ở thành thị là gần 50% thuộc nhóm phụ nữ 50-65 tuổi. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có một xu hướng "trẻ hóa" khi số lượng người trẻ mắc bệnh ngày càng tăng, cụ thể là lứa tuổi 20-30. 

Số người mắc bệnh tim mạch ở Việt Nam khá nhiềuSố người mắc bệnh tim mạch ở Việt Nam khá nhiều

2. Cholesterol cao - tác nhân chính gây ra bệnh tim mạch

Cholesterol là một thành phần trong lipid của máu, có nhiệm vụ sản xuất hormone giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh. Trong quá trình nạp thức ăn từ bên ngoài, cơ thể sẽ tiếp nhận cholesterol bao gồm tốt và xấu.

Nếu hàm lượng cholesterol xấu trong máu tích tụ lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng lắng đọng, gây tắc mạch máu. Điều này dẫn đến tình trạng đột quỵ, gây tử vong hoặc liệt cơ thể người, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân gây ra tình trạng này xuất phát từ:

2.1 Chế độ ăn uống không lành mạnh

Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo no như thịt đỏ, các loại sữa, kem, bơ, phomai, bánh ngọt, gan và các loại nội tạng động vật, các món chiên rán như khoai tây chiên, gà rán hoặc các loại thực phẩm chế biến từ bơ ca cao, chocolate...

2.2 Lười vận động

Những người ngồi hoặc nằm quá nhiều có nguy cơ cao bị cholesterol trong máu cao. Duy trì lối sống tập thể dục thể thao đều đặn, vận động nhiều sẽ giúp giảm triglycerid

2.3 Hút thuốc

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành lên gấp 2-3 lần. Các chất độc trong khói thuốc lá làm tổn thương thành mạch, khiến các mảng bám xơ vữa tích tụ dễ dàng hơn. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng làm tăng huyết áp, nhịp tim và nồng độ cholesterol xấu trong máu, dễ gây đột quỵ.

2.4 Tuổi và giới tính

Ở nam giới, nguy cơ mắc bệnh tim mạch bắt đầu tăng sau tuổi 45, còn phụ nữ có khả năng mắc bệnh sau tuổi 55. Theo thống kê. nam giới có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn phụ nữ ở mọi độ tuổi. Nguyên nhân là do phần lớn nam giới chịu rất nhiều căng thẳng từ áp lực công việc, trách nhiệm gia đình ở mức độ cao. Tuy nhiên, họ không dễ dàng chia sẻ cảm xúc với người khác nên tích tụ những stress lại, dễ mắc bệnh tim mạch hơn. Ngoài ra, nam giới thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia khiến mỡ máu tăng cao, gây ra tình trạng béo phì, mỡ bụng tăng.

2.5 Các chứng bệnh khác 

Với các bệnh nhân mắc một số bệnh như tiểu đường, suy giáp sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể, làm tổn thương van tim, gây suy tim.

Bổ sung Omega 3, chất xơ là cách hiệu quả để giảm bệnh tim mạchBổ sung Omega 3, chất xơ là cách hiệu quả để giảm bệnh tim mạch

3. Biện pháp giảm lượng Cholesterol trong máu?

Để giảm các nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, bạn cần phải giảm hàm lượng Cholesterol trong máu xuống mức thấp nhất. Điều này đòi hỏi bạn cần thay đổi lối sống tích cực kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản mà bạn nên thử:

3.1 Bổ sung Omega-3 từ các loại cá hồi, cá trích

Trong thịt của các loại cá này có chứa axit béo omega-3 cao, có thể giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong cơ thể. Nhờ thế, Omega-3 sẽ làm chậm sự phát triển của mảng bám trong động mạch vành, giảm khả năng nhịp tim bất thường, giảm khả năng đột quỵ ở những người mắc bệnh tim. 

3.2 Tích cực sử dụng các thực phẩm từ thực vật

Bằng cách sử dụng các loạt trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất xơ hòa tan, dầu hạt lanh,... giúp giảm lượng Cholesterol xấu trong máu.

3.3 Tích cực vận động

Theo các chuyên gia, việc tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu đáng kể. Tùy theo sức khỏe của bạn mà lựa chọn các bài tập phù hợp như chạy bộ, nhảy dây, hít đất,... Thời gian lý tưởng của một buổi tập luyện từ 15-30 phút.

3.4 Giảm lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống của bạn

Các chất béo bão hòa là tác nhân chính gia tăng lượng cholesterol xấu. Vì thế, bạn hãy nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, các loại thịt bò, trứng, dầu động vật,..để đảm bảo sức khỏe tim mạch

Bình luận