Bệnh tim mạch: Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và cách phòng tránh

Bệnh tim mạch phần lớn xuất phát từ chế độ ăn uống, lười vận động và lạm dụng nhiều chất kích thích, gây ra các triệu chứng huyết áp cao, mỡ máu cao.

Bệnh tim mạch là một trong những loại bệnh lý có tỉ lệ tử vong lớn thuộc hàng top trên khắp thế giới, cướp đi sinh mạng của gần 18 triệu người mỗi năm trên thế giới (theo WHO). Trong khoảng thời gian gần đây, hàng loạt các ca tử vong do đột quỵ ở lứa tuổi từ 30-40 xuất hiện ngày càng phổ biến. Vì thế, việc hiểu rõ nguyên nhân là bước quan trọng để phòng tránh và kiểm soát tình trạng sức khỏe bản thân trở nên tốt hơn. Vậy, làm sao để phát hiện loại bệnh lý này? Hãy cùng OHAWA tìm hiểu qua bài viết này ngay nhé!

Bệnh tim mạch là một trong những loại bệnh lý có tỉ lệ tử vong lớn

1. Nguyên nhân mắc bệnh tim mạch 

Bệnh tim mạch xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu bắt nguồn từ lối sống thiếu khoa học, hay sử dụng các thực phẩm có hại cho sức khỏe.

2.1. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Một chế độ ăn uống giàu chất béo, đường và muối có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có căn bệnh tim mạch. Các thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn, các thực phẩm từ sữa và đồ ăn nhanh có thể làm tăng nhanh cholesterol xấu trong máu và huyết áp cao.

2.2 Thiếu vận động

Một trong nguyên nhân chính gây ra bệnh lý tim mạch là lười vận động. Với lối sống trên, chúng ta có nguy cơ mắc các béo phì, huyết áp và cholesterol cao. Từ đó, nó dễ dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, lâu ngày có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu gây đột quỵ và tai biến. Điều này dẫn đến tử vong hoặc liệt cơ thể, liệt nửa người, gây ra đột quỵ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

2.3 Hút thuốc lá và lạm dụng rượu

Hút thuốc lá không chỉ làm hẹp các động mạch mà còn gây ra huyết áp cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tương tự, uống quá nhiều rượu cũng gây hại cho cơ tim và làm tăng, ảnh hưởng đến dạ dày, gan cùng các cơ quan khác.

2.4. Yếu tố di truyền 

Các gen bạn thừa hưởng từ cha mẹ có thể ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh tim mạch. Một số gen cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng như huyết áp cao, cholesterol cao, và tiểu đường. Nếu trong gia đình của bạn có người mắc các bệnh tim mạch thì bạn dễ mắc các bệnh tim mạch hơn. Vì thế, việc chú trọng bảo vệ sức khỏe là ưu tiên hàng đầu trong việc phòng tránh bệnh tim mạch. 

Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch

2. Cách phòng ngừa chứng bệnh tim mạch 

2.1 Thay đổi lối sống tích cực

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế chất béo bão hòa, chất béo, đường và muối. Tăng cường ăn rau, quả, ngũ cốc nguyên hạt. Tăng cường bổ sung các thực phẩm Omega-3, giúp đào thải các chất béo trung tính ra ngoài, làm chậm sự phát triển của mảng bám trong động mạch vành, giảm khả năng nhịp tim bất thường, giảm khả năng đột quỵ ở những người mắc bệnh mỡ máu cao. Theo các chuyên gia, trẻ em nên bổ sung Omega-3 từ 0.7-0.9 gram/ ngày, phụ nữ thì từ 1-1.3 gram/ ngày và đàn ông từ 1.2-1.6 gram/ngày.

  • Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất như đi bộ nhanh, bơi lội hoặc đạp xe ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.

  • Cai thuốc lá và hạn chế rượu: Hút thuốc lá và lạm dụng rượu là hai trong số những nguy cơ lớn nhất cho bệnh tim mạch.

  • Kiểm soát cân nặng: Giảm cân nếu bạn béo phì hoặc thừa cân để giảm gánh nặng lên tim.

  • Quản lý stress: Sử dụng các phương pháp như thiền, yoga hoặc tư vấn tâm lý để kiểm soát stress và nhịp tim ổn định.

2.2 Điều trị y tế

  • Thuốc: Các loại thuốc như statins để kiểm soát cholesterol, thuốc hạ huyết áp, và thuốc chống đông máu có thể được kê đơn để quản lý bệnh tim mạch. Tuy nhiên, các loại thuốc thường đi kèm với tác dụng phụ, ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Việc sử dụng các loại thuốc gây ra tác dụng phụ Việc sử dụng các loại thuốc gây ra tác dụng phụ 

  • Can thiệp y tế: Phẫu thuật bypass động mạch vành, stent động mạch, và các phương pháp can thiệp khác có thể cần thiết trong một số trường hợp.

  • Quản lý các tình trạng sức khỏe liên quan: Kiểm soát tiểu đường, huyết áp cao và các tình trạng khác liên quan đến tim mạch.

2.3 Nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia

Nhờ sự tư vấn của các chuyên giaNhờ sự tư vấn từ các chuyên gia

  • Tư vấn dinh dưỡng: Một chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn lập kế hoạch ăn uống phù hợp. Chế độ ăn tốt sẽ giúp gia tăng sức khỏe bạn tốt hơn, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.

  • Vận động trị liệu: Chuyên gia vận động trị liệu có thể hướng dẫn các bài tập phù hợp để cải thiện sức khỏe tim mạch.

  • Tư vấn sức khỏe tâm thần: Ít ai biết rằng căn bệnh tim mạch này cũng bắt nguồn từ sự lo lắng, căng thẳng trong khoảng thời gian dài. Vì thế, hầu hết nhiều người lựa chọn hình thức tư vấn hoặc liệu pháp tâm lý để cải thiện sức khỏe bên trong lẫn bên ngoài.

Bình luận