Báo động: Cứ 10 người trưởng thành sẽ có 3 người mắc bệnh cao huyết áp

Tỉ lệ cao huyết áp (CHA) hiện nay chiếm đến 40% ở người trưởng thành Việt Nam  (Cứ 10 người sẽ có 3 người mắc bệnh) và đang có xu hướng gia tăng gần đây.

Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch phổ biến mà nhiều người mắc phải, chỉ đứng sau cholesterol cao (Mỡ trong máu cao) . Nó được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ triệu chứng bệnh không hiển thị rõ rệt nên ít ai nhận ra. Vào năm 2020, tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 12 triệu người mắc phải, cứ 100.000 người thì có hơn 402 người bị tăng huyết áp, nghĩa là 10 người trưởng thành thì có 3 người mắc bệnh. Đây là con số đáng báo động với một quốc gia có dân số trẻ như hiện nay. Tuy nhiên, ta vẫn đoán biết được bệnh nhờ vào một số dấu hiệu dưới đây.

Triệu chứng bệnh tăng huyết ápTriệu chứng bệnh cao huyết áp

1. Triệu chứng bệnh cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ dễ dẫn đến tử vong cho người bệnh, nhưng bệnh lý này lại gần như không có dấu hiệu nhận biết. Vì thế, nó được mệnh danh là "sát thủ thầm lặng". Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết nó thông qua một số dấu hiệu sau:

2.1 Đau đầu

Theo các bác sĩ, nhức đầu là một dạng trạng thái của cơ thể thông qua. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý một điều rằng, triệu chứng đau đầu sẽ không xuất hiện ở trong trường hợp huyết áp của bạn chỉ tăng nhẹ. Chỉ khi bệnh cao huyết áp đã trở nên ác tính, thì lúc đó mới thấy xuất hiện những cơn nhức đầu.

Đau đầu là dấu hiệu của bệnh cao huyết ápĐau đầu là dấu hiệu của bệnh cao huyết áp

2.2 Chảy máu mũi

Khi huyết áp của bạn gia tăng, mạch máu trong cơ thể gia tăng đột ngột, dẫn đến tình trạng chảy máu mũi. Vì thế, bạn nên đi khám ngay để được kiểm tra huyết áp, điều trị ngay lập tức.

2.3 Có vết máu trong mắt

Bên trong mắt người bệnh cao huyết áp cao hay tiểu đường thường xuất hiện tình trạng xuất huyết kết mạc.

2.4 Tê, ngứa chân tay

Khi bạn bị cao huyết áp liên tục và không được kiểm soát được sẽ dẫn đến sự tê liệu của các dây thần kinh trong cơ thể.

2.5 Một số dấu hiệu khác

Ngoài ra, người bệnh cao huyết áp còn có những triệu chứng như: Buồn nôn, khó thở, đột ngột chóng mặt do làm việc quá sức. Để nhận biết tình trạng sức khỏe mình tốt hơn, bạn nên chủ động phòng tránh căn bệnh huyết áp, kết hợp việc thăm khám sức khỏe định kỳ.

Tê ngứa chân tay- dấu hiệu bệnh cao huyết ápTê ngứa chân tay- dấu hiệu bệnh cao huyết áp

2. Cách phòng tránh bệnh cao huyết áp

  • Giảm cân: Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy cố gắng giảm 5-10% trọng lượng cơ thể. Điều này có thể giúp giảm huyết áp đáng kể.

  • Bổ sung Omega 3: Để giảm bệnh cao huyết áp, bạn nên sử dụng các thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, cá trích, dầu hạt lanh, dầu oliu,...

  • Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt: Hãy cố gắng ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau mỗi ngày. Ngũ cốc nguyên hạt là một nguồn tốt của chất xơ, giúp giảm cholesterol và giảm huyết áp.

  • Hạn chế ăn muối: Hãy hạn chế lượng muối ăn hàng ngày của bạn xuống 2.300 miligam hoặc ít hơn. Bạn có thể làm điều này bằng cách tránh thực phẩm chế biến sẵn và tự nấu ăn ở nhà.

  • Hạn chế uống rượu: Nếu bạn uống rượu, hãy giới hạn lượng uống của bạn ở 2 ly rượu vang mỗi ngày đối với nam giới và 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ.

  • Tăng cường tập thể dục: Hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần. Bạn có thể tập thể dục bất kỳ hình thức nào bạn thích, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội.

  • Không hút thuốc: Nếu bạn hút thuốc, hãy ngừng hút thuốc ngay lập tức. Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh cao huyết áp.

Cách phòng tránh bệnh cao huyết ápCách phòng tránh bệnh cao huyết áp

 

Bình luận