Tuổi thọ người bệnh mạch vành bao lâu? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!

Tuổi thọ người bệnh mạch vành (Coronary Artery Disease) có thể lên tới 70 - 75 tuổi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Người bệnh tim mạch vành (CAD) sống được bao lâu tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Tuổi tác, giới tính, giai đoạn bệnh, cách điều trị và sức mạnh tinh thần. Theo thống kê, có khoảng 50% số người bệnh tim mạch sẽ sống khoảng 10 năm kể từ khi được chẩn đoán và 35% sẽ sống trong 15 năm. Vậy, Bệnh mạch vành sống được bao lâu? Hãy cùng OHAWA tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Người bệnh tim mạch vành sống được bao lâu?

Bệnh mạch vành sống được bao lâu là câu hỏi nhận được rất nhiều người quan tâm. Theo nghiên cứu, những người bị bệnh mạch vành có thể sống tới từ đến từ 70 - 75 tuổi nếu như phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong đó, nam giới mắc bệnh tim ở tuổi 50 sẽ có khả năng sống khoảng 21 năm, so với 23 năm ở phụ nữ. Để kéo dài sự sống, bệnh nhân cần phải thăm khám thường xuyên từ 2-3 lần trong một năm, từ 4-5 lần cho người từ 50 tuổi trở lên để tránh các triệu chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Phát hiện càng sớm, bệnh nhân sẽ giảm nguy cơ tử vong.

Tuổi thọ người bệnh tim mạch vành lên đến 70-80 tuổiTuổi thọ người bệnh tim mạch vành lên đến 70-80 tuổi

2. Bệnh tim mạch vành có triệu chứng gì?

Triệu chứng của bệnh tim mạch vành thể hiện rõ nhất ở những người thường xuyên bị đau thắt ngực, tức ngực. Đau thắt ngực là cảm giác đau, đè nặng lên ngực và lan sang các nơi khác như tay trái, cổ, vai, hàm. Ngoài ra, bệnh này còn có những dấu hiệu khác như:

  • Khó thở: Đây là một triệu chứng phổ biến khác của bệnh tim mạch vành. Tình trạng  này xảy ra khi gắng sức làm việc gì đó nặng nhọc hoặc lúc bạn đang nằm nghỉ ngơi. 

  • Mệt mỏi: Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến khác của bệnh tim mạch vành. Mệt mỏi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi đầy đủ. Mệt mỏi có thể khiến bạn cảm thấy như không thể tập trung hoặc làm việc hiệu quả.

  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu: Chóng mặt hoặc ngất xỉu có thể là một triệu chứng của bệnh tim mạch vành. Nó xảy ra khi bạn gắng sức hoặc khi nghỉ ngơi. Nguyên nhân là do lưu lượng máu truyền đến não bị suy giảm bởi mạch máu vành tim bị tắc nghẽn bởi các mảng xơ vữa. 

  • Hồi hộp, dễ bị buồn nôn

  • Tăng nhịp tim.

Triệu chứng bệnh tim mạch vành

3. Liệu có thể chữa trị hoàn toàn bệnh tim mạch vành?

Bệnh tim mạch vành (CAD) hoàn toàn có thể điều trị được, nhưng KHÔNG có cách chữa trị. Điều này có nghĩa là khi bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh, bạn phải học cách chung sống với nó đến hết cuộc đời. Bằng cách loại bỏ nỗi sợ hãi và tuân thủ theo các việc làm dưới đây, tuổi thọ của bạn sẽ được kéo dài:

3.1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Nếu bạn có một có những triệu chứng tê chân liệt, đau đầu liên tục và kéo dài,...  hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thông thường, việc thăm khám nên thực hiện từ 2-3 lần/năm. Với những người bệnh tuổi cao thì từ 4-5 lần/ năm. Điều này giúp giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Kiểm tra sức khỏe định kỳKiểm tra sức khỏe định kỳ

3.2. Thay đổi lối sống

Tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh, chăm chỉ bổ sung các chất  như cá hồi, cá trích, dầu hạt lanh,... chống bệnh tim mạch, giảm tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa và trans, đường và muối. Đồng thời, hạn chế bia rượu, bỏ thuốc lá là những điều quan trọng để kiểm soát bệnh mạch vành. 

3.3. Tuân thủ theo lời khuyên bác sĩ

Trong trường hợp bạn chẩn đoán mắc bệnh và phải điều trị bằng thuốc thì nên sử dụng theo toa bác sĩ đưa. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hay thay đổi liều lượng mà không có sự cho phép của bác sĩ. Điều này dễ dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm, những biến chứng khó lường của bệnh tim mạch.

Tuân thủ lời khuyên bác sĩTuân thủ lời khuyên bác sĩ

3.4. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây hại

Khói thuốc lá, bụi mịn, rượu, bia,... làm bệnh động mạch vành trở nên năng hơn từ 2-3 lần. Trong những các tác nhân trên gây tổn thương thành mạch máu, hình thành các mảng bám xơ vữa tích tụ dễ dàng hơn, dẫn đến việc tăng huyết áp và mỡ máu, dễ gây ra đột quỵ. Vì thế, người bệnh nên duy trì chế độ ăn lành mạnh, hạn chế sử dụng các chất kích thích rượu bia để cải thiện sức khỏe.

4. Tổng kết

Bệnh tim mạch vành không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh. Vì thế, người bệnh nên thường xuyên đến bệnh viện khám định kỳ từ 2-4 lần để phát hiện bệnh sớm hơn. Khi có bệnh thì bạn nên tuân thủ phác đồ điều trị, thay đổi lối sống góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ. Hy vọng thông qua bài viết này, OHAWA đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!

Bình luận