6 tác dụng đáng kinh ngạc mà ít ai biết của Omega 3

Omega 3 là một trong những loại chất béo tốt có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, bệnh tim mạch, mất trí nhớ và viêm khớp

Omega 3 là một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp các cơ quan khác nhau trong cơ thể hoạt động bình thường, bao gồm tim, não và mắt. Cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất ra mà phải hấp thụ từ các nguồn dinh dưỡng bên ngoài, chẳng hạn như ăn thực phẩm có chứa axit béo omega 3 hoặc uống thuốc bổ sung. Vậy tác dụng Omega 3 đối với cơ thể như thế nào? Hãy cùng OHAWA tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Tác dụng của Omega 3?

Theo nghiên cứu, số lượng người ăn các thực phẩm giàu Omega 3 có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch thấp hơn so với người bình thường. Sau đó, hàng loạt thí nghiệm đã diễn ra để chứng minh tác dụng của loại axit đối với sức khỏe con người như:

1.1. Ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Axit EPA và DHA, đặc biệt có tác dụng giảm nồng độ triglycerides trong máu giúp hạn chế các bệnh liên quan đến tim mạch. Nhờ khả năng hình thành cục máu đông bằng cách gắn các tiểu cầu dính vào nhau, Omega 3 giúp cải thiện sức khỏe mạch máu, giảm nguy cơ đột quỵ.  

Omega 3 ngăn ngừa các bệnh tim mạchOmega 3 ngăn ngừa các bệnh tim mạch

1.2. Đào thải Cholesterol xấu, chất béo không tốt

Theo các chuyên gia, việc bổ sung Omega 3 là phương pháp rất tốt trong việc loại bỏ cholesterol xấu và các chất béo trung hòa trong cơ thể. Trong cơ thể, cholesterol xấu và một số chất béo khác là nguyên nhân chính tạo các mảng bám tích tụ. Chúng thường tích tụ ở vành động mạch của tim, gây ra các bệnh lý như béo phì, gan nhiễm mỡ và bệnh tim mạch.

Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo rằng, mọi người ăn cá béo như cá hồi, cá ngừ,... ít nhất 2 lần/ tuần. Ngoài ra, bạn cũng có thể hấp thụ từ các nguồn thực phẩm khác như dầu hạt lanh, quả óc chó, hạt hạnh nhân.

1.3. Giảm cân

Theo công bố của Nutrition & Metabolism chỉ ra rằng, Omega 3 từ dầu hạt lanh, cá hồi,... đóng vai trò hữu ích trong việc giảm trọng lượng cơ thể. Bằng cách tăng cường trao đổi chất ở những người thừa cân, đào thải các axit béo không no, bão hòa sẽ giúp lượng mỡ thừa “biến mất” đáng kể. Điều này giúp cơ thể cân đối hơn. Tuy nhiên, để duy trì vóc dáng cơ thể, bạn cũng nên tập luyện các bài tập thể thao, tối thiểu 30 phút/ ngày kết hợp chế độ ăn kiêng hợp lý. 

Kiểm soát trọng lượng cơ thểKiểm soát trọng lượng cơ thể

1.4. Tăng cường trí nhớ

Theo các nghiên cứu, Omega 3 là thành phần không thể thiếu trong việc nâng cao trí nhớ, phát triển nội bộ. Nguyên nhân là trong Omega 3 có chứa thành phần DHA. Đây là hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự linh hoạt của các nơron thần kinh. 

Nhờ thế, tín hiệu truyền và nhận thông tin từ não xuống các cơ quan khác nhanh chóng và chính xác hơn. Ngoài ra, việc bổ sung Omega 3 thường xuyên sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, cải thiện tâm trạng. 

1.5. Giảm viêm khớp 

Theo nghiên cứu trên tạp chí Arthritis & Rheumatism, bổ sung Omega 3 giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Omega-3 chứa axit không no EPA và DHA có đặc tính chống viêm mạnh mẽ. 

Chúng giúp giảm sản xuất các hợp chất gây viêm trong cơ thể.Nó có tác dụng giảm sản xuất các cytokine gây viêm, giúp ngăn ngừa tổn thương khớp. 

Cải thiện tình trạng viêm khớpCải thiện tình trạng viêm khớp

1.6. Cải thiện giấc ngủ

Omega 3 có khả năng tăng cường sản xuất hormone Melatonin giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Không chỉ vậy, nó còn điều hòa nhịp sinh học để cơ thể nghỉ ngơi đúng giờ. Ngoài ra, Omega 3 còn có khả năng: 

  • Giảm cortisol: Omega 3 có tác dụng chống viêm và giảm cortisol, hormone căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

  • Cải thiện tâm trạng: Omega 3 có thể giúp giảm lo âu và trầm cảm, hai yếu tố có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Theo một số nghiên cứu cho rằng, giấc ngủ hoàn toàn được cải thiện khi người dùng bổ sung cá hồi, cá trích, hạt óc chó… giúp  thời gian ngủ sâu và chất lượng tốt hơn.

2. Bổ sung Omega 3 đúng cách?

Để Omega 3 tác dụng hiệu quả, bạn nên bổ sung vào các thời điểm sau:

  • Việc bổ sung Omega 3 qua thực phẩm như hạt thực vật như: Hạt lanh, hạt chia,... vào buổi sáng và buổi tối để cơ thể hấp thu hiệu quả tối ưu.

  • Ngoài ra, Omega 3 không chỉ hấp thụ thông qua qua thức ăn mà còn qua các loại dầu ăn thực vật như dầu hạt lanh,... sẽ giúp đào thải cholesterol xấu, ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch. 

  • Ngoài các thực phẩm trên, bạn có thể bổ sung thực phẩm chức năng viên Omega tổng hợp để bổ sung các axit béo cần thiết cho cơ thể. Theo các bác sĩ khuyến cáo, các viên Omega nên sử dụng liên tục từ 2-3 tháng trước khi tạm ngưng khoảng 1 tháng để cơ thể thích nghi tốt hơn.

Dầu hạt lanh giàu hàm lượng Omega 3Dầu hạt lanh giàu hàm lượng Omega 3

3. Nên ăn thực phẩm nào để bổ sung Omega 3?

  • Dầu hạt lanh: Một thìa dầu hạt lanh OHAWA có 8mg ALA trên 15ml, cao hơn bảy lần so với một buổi ăn có cá biển thường ngày. Đặc biệt, dầu hạt lanh có điểm khói lên tới 250 độ C, hoàn toàn an toàn khi nấu nướng, không hề tạo ra những làn khói độc hại. Đa số các dầu hạt lanh thông thường thì độ khói chỉ có 107 độ C nên khi nấu ăn sẽ biến đối chất dinh dưỡng trong món ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, dầu hạt lanh sẽ không làm mất đi dưỡng chất trong rất món ăn, thậm chí bạn có thể ăn trực tiếp dầu lên trên salad rau củ. 

  • Hạt chia: Mỗi thìa hạt chia sẽ chứa khoảng 2,53mg Omega 3. Nó sở hữu hàm lượng chất xơ và protein cao, khiến chúng trở thành nguồn dinh dưỡng tốt cho những người ăn chay, mắc các bệnh về tim mạch

  • Cá hồi: Trong số các loài hải sản, cá hồi sở hữu nguồn DHA và EPA vượt trội với 1,24 và 0,59mg trong 100 gram thịt. Ngoài ra, cá thu, cá hồi, cá ngừ cũng có hàm lượng omega-3 cao.

  • Đậu nành: Một khẩu phần khoảng 100 gram đậu phụ hoặc 1 cốc đậu nành luộc sở hữu khoảng 2,16mg Omega 3.

  • Trứng cá hồi: Với 100g trứng cá muối, bạn sẽ nạp vào cơ thể khoảng 6.789mg Omega 3. Đây là lượng Omega 3 tương đối lớn so với những loại trứng cá khác.

Các loại thực phẩm từ thực vật giàu Omega 3Các loại thực phẩm từ thực vật giàu Omega 3

4. Có nên sử dụng Omega 3 mỗi ngày không?

Câu trả lời là có, Omega 3 là loại axit béo thiết yếu trong cơ thể, nhưng ta không thể tự sản xuất được. Tác dụng Omega 3 được rất nhiều bác sĩ đánh giá cao, đặc biệt là đang có xu hướng sử dụng sản phẩm từ thực vật thay cho cá biển. . Dưới đây là hàm lượng Omega 3 khuyến nghị danh cho từng nhóm đối tượng:

  • Trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi: khoảng 500 mg Omega 3/ngày.

  • Trẻ từ 1 - 3 tuổi: khoảng 700 mg Omega 3/ngày.

  • Trẻ từ 4 - 8 tuổi: khoảng 900 mg Omega 3/ngày.

  • Trẻ từ 9 - 13 tuổi: khoảng 1000mg Omega 3/ngày cho bé gái và 1200mg Omega 3/ngày cho bé trai.

  • Trẻ từ 14 - 18 tuổi: khoảng 1100mg Omega 3/ngày cho bé gái và 1600mg Omega 3/ngày cho bé trai.

  • Người trưởng thành khỏe mạnh: ít nhất 250mg Omega 3/ngày.

  • Người bị bệnh tim mạch: ít nhất 500 mg Omega 3/ngày.

  • Người bị bệnh tiểu đường: ít nhất 1000mg Omega 3/ngày.

>> Xem thêm : Omega 3 dành cho độ tuổi nào?

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ nhận được nhiều thông tin hữu ích từ tác dụng Omega 3 với sức khỏe con người. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi những bài viết của OHAWA. 

Bình luận