Biến đổi hành vi và mất khả năng phán đoán: Cảnh báo đột quỵ sớm

Bệnh đột quỵ có tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người, làm giảm chất lượng cuộc sống đáng kể,  có thể gây tử vong.

Đột quỵ là một trong những bệnh lý tim mạch có xác suất gây tử vong lớn cho con người nếu không được chữa trị và phát hiện kịp thời. Căn bệnh này xuất phát từ việc lượng máu truyền đến não không đủ, gây thiếu máu dẫn đến tình trạng đột quỵ. Vậy làm cách nào để phát hiện sớm bệnh này? Các loại thực phẩm nào phù hợp người bệnh đột quỵ ? Hãy cùng OHAWA tìm hiểu qua bài viết này ngay nhé! 

1. Nguyên nhân gây ra căn bệnh đột quỵ

Đột quỵ là bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu cung cấp oxy và dưỡng chất đến não bị cản trở bởi nhiều tác nhân khác nhau dẫn đến tổn thương các tế bào não. Hiện nay, bệnh đột quỵ có hai loại chính, bao gồm:

1.1 Đột quỵ do thiếu máu cục bộ (Ischemic Stroke)

  • Tắc nghẽn mạch máu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của đột quỵ, chiếm khoảng 85% trường hợp. Tình trạng này xảy ra khi một cục máu đông (thrombus) hoặc mảng bám trong lòng mạch (plaque) chặn dòng máu đến não.

  • Huyết khối di chuyển (Embolus): Chứng bệnh này bắt nguồn từ một cục máu đông từ một phần khác của cơ thể (ví dụ: từ tim) có thể di chuyển đến não và gây tắc nghẽn.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộĐột quỵ do thiếu máu cục bộ

1.2 Đột quỵ xuất huyết (Hemorrhagic Stroke)

  • Xuất Huyết Não: Mạch máu trong não bị vỡ, gây rò rỉ máu vào các mô xung quanh. Điều này có thể do huyết áp cao không kiểm soát, yếu tố bẩm sinh về mạch máu (như dị dạng mạch máu), hoặc do sử dụng thuốc chống đông máu.

  • Xuất Huyết Dưới Nhện: Xuất huyết xảy ra giữa não và màng nhện bao quanh não, thường do vỡ mạch máu dị dạng hoặc do chấn thương.

Ngoài ra, bệnh đột quỵ còn do nhiều nguyên nhân khác như:

  • Cao huyết áp: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Nó gia tăng áp lực máu trong các mạch máu một cách bất thường. Điều này tác động tiêu cực lên thành động mạch, dẫn đến tổn thương và xơ vữa động mạch.

  • Cholesterol cao: Cholesterol cao (Hay mỡ máu cao) sẽ tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và tạo mảng bám trong thành mạch máu, dẫn đến có thể gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến não gặp tình trạng đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và xơ vữa động mạch, dễ gây tử vong.

  • Thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính, bao gồm tăng huyết áp, cholesterol cao và tiểu đường.

  • Tiểu đường: Tiểu đường là căn bệnh xuất phát từ việc cơ thể không sản xuất đủ insulin. Nó sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và hình thành cục máu đông.

  • Yếu tố di truyền: Nếu gia đình bạn có tiền sử về bệnh đột quỵ, bạn có nguy cơ cao bị đột quỵ hơn.

  • Tuổi tác: Nguy cơ đột quỵ dễ xảy ra với những người cao tuổi từ 65 trở lên. Tuy nhiên, căn bệnh đột quỵ đang có dấu hiệu trẻ hóa khi xuất hiện hàng loạt ca bệnh tử vong ở lứa tuổi 30.

  • Các vấn đề sức khỏe khác: Một số vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tim, bệnh động mạch ngoại biên và bệnh mạch máu não, cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Đột quỵ do xuất huyếtĐột quỵ do xuất huyết

2. Triệu chứng của người sắp bị đột quỵ

  • Tê, yếu tay chân: Người bị bệnh đột quỵ thường hay bị yếu hoặc bị tê ở một bên mặt, cánh tay hoặc chân. Điều này ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt cuộc sống do khả năng cử động giảm.

  • Rối loạn ngôn ngữ và khó nói: Nếu bạn có những triệu chứng như.nói ngọng, lắp bắp hoặc khó hiểu thì có khả năng cao mắc bệnh đột quỵ.

  • Rối loạn thị giác: Đây là tình trạng xuất hiện khá phổ biến khi thị lực ở một hoặc cả hai mắt đều bị mờ hoặc mù hẳn, gây ảnh hưởng lớn trong việc sinh hoạt hàng ngày.

  • Đau đầu dữ dội: Một cơn đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân, cực kỳ đau đớn và xảy ra thường xuyên là dấu hiệu bạn đang mắc chứng bệnh này.

  • Chóng mặt và mất cân bằng: Nếu bạn đang đi lại bình thường, thì đột nhiên đầu của bạn tối sầm lại, ngã xuống đất là do lượng máu lên não không đủ, đây chính là chính là dấu hiệu của căn bệnh đột quỵ.

  • Cảm giác lú lẫn hoặc mất tập trung.

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.

  • Cảm giác mệt mỏi bất thường.

  • Mặt mũi méo mó.

Việc nhận biết sớm và xử lý kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng này có thể giảm thiểu tổn thương não và cải thiện kết quả điều trị. Đặc biệt, nếu cơ thể có 1 trong 3 biểu hiện méo mặt, tê tay chân, rối loạn giọng nói nên gọi cấp cứu ngay. Ngoài ra, bạn nên học cách bổ sung những loại thực phẩm có chứa hàm lượng Omega 3 cao để hạn chế tình trạng tắc nghẽn mạch máu, xơ vữa động mạch để tránh tình trạng đột quỵ.

Triệu chứng của người bị đột quỵTriệu chứng của người bị đột quỵ

>> Xem thêm : Tỉ lệ tử vong do thừa cholesterol đạt ngưỡng báo động

3. Thực phẩm tốt cho người mắc bệnh đột quỵ

Để phòng ngừa căn bệnh đột quỵ, việc lựa chọn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho tim mạch. Dưới đây là các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh đột quỵ:

  • Cá: Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, và cá mòi là nguồn cung cấp omega-3 dồi dào, giúp máu lưu thông tốt, giảm chứng xơ vữa động mạch và cải thiện sức khỏe tim mạch.

  • Gia vị tự nhiên: Dầu thực vật như dầu hạt lanh, dầu ô liu,... giàu omega 3 sẽ làm chậm sự phát triển của mảng bám trong động mạch vành, giảm khả năng nhịp tim bất thường, giảm khả năng đột quỵ ở những người mắc bệnh tim. 

  • Trái cây và rau củ: Các loại trái cây như dâu, cam, và chuối; rau củ như rau bina, cải xoăn, và cà chua, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, hỗ trợ hệ thống tim mạch.

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, quinoa và gạo lứt cung cấp chất xơ giúp kiểm soát lượng cholesterol, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

  • Đậu và hạt Legume: Đậu, đậu lăng, và đậu nành chứa protein thực vật, chất xơ và các dưỡng chất thiết yếu khác.

Các loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh đột quỵCác loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh đột quỵ

Tóm lại, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của đột quỵ, đặc biệt là những thay đổi về hành vi và khả năng phán đoán sẽ cứu sống tính mạng của bạn, người thân. Đây chính là chìa khóa để bạn có thể phòng tránh và chữa trị kịp thời.

>> Xem thêm : Omega 3-6-9 và những công dụng không phải ai cũng biết

 

 

Bình luận