Khám phá bí mật chất béo chuyển hóa khiến bạn phải kinh hãi

Chất béo chuyển hóa làm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, gây ra các bệnh tim mạch và mãn tính khác. Bạn nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên.

“Theo WHO, cứ mỗi năm chất béo chuyển hóa đã gây ra 500.000 ca tử vong sớm, gia tăng nhiều căn bệnh “quái ác” khiến kinh tế gia đình và xã hội kiệt quệ”.

Theo các chuyên gia, chất béo chuyển hóa được xem là mối nguy hại với sức khỏe con người. Loại chất béo xấu này tồn tại ở 2 dạng là tự nhiên và nhân tạo. Những thực phẩm tự nhiên an toàn ở mức độ vừa phải, còn thực phẩm nhân tạo là tác nhân gây ra các bệnh tim mạch. Vậy, chất béo chuyển hóa là gì? Thực phẩm nào chứa nhiều chất béo bão hòa? Tất cả những thông tin trên sẽ được OHAWA chia sẻ trong bài viết này!

1. Tác hại của chất béo chuyển hóa đối với cơ thể?

Theo các chuyên gia, chất béo chuyển hóa có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tác hại chất béo chuyển hóa thường xuất hiện trên những người tiêu thụ thức ăn nhanh, thay vì thực phẩm giàu chất béo không bão hòa. Khi nạp quá nhiều, hàm lượng cholesterol xấu trong máu sẽ gia tăng nhanh chóng, thúc đẩy sự phát triển các mảng xơ vữa động mạch. Từ đó, nhiều căn bệnh như đột quỵ, đau tim sẽ bắt đầu xuất hiện.

Theo Hội Dinh dưỡng lâm sàng Việt Nam cho biết, loại chất béo "xấu" gây nguy cơ mắc các bệnh tim mạch gấp 2-3 lần so với chất béo bão hòa. Tệ hơn, bạn sẽ rất khó loại bỏ chất béo này ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, tác hại chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, kháng insulin, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới,...

Tác hại chất béo chuyển hóaTác hại chất béo chuyển hóa

2. Tại sao các công ty sử dụng chất béo chuyển hóa? 

Chất béo chuyển hóa là loại chất béo được rất nhiều nhà sản xuất ưa chuộng. Họ thường sử dụng chúng trong các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp,.... để mang bán cho người tiêu dùng dù nhiều rủi ro sức khỏe. Dưới đây là một số lý do họ tin dùng loại chất béo “xấu” cho cơ thể:

  • Chi phí rẻ: So với các loại chất béo không bão hòa hay bão thì giá thành của chất béo chuyển hóa rẻ hơn rất nhiều. Bằng cách hydro hóa, họ đã dễ dàng tạo ra một số lượng lớn mà ít tốn kém hơn so với các phương pháp sản xuất khác.

  • Tăng thời hạn sử dụng: Nhờ phương pháp trên, chất béo chuyển hóa có khả năng chống oxy hóa, các vi sinh vật gây hại. Điều này giúp bảo vệ thực phẩm được bảo quản lâu hơn, giảm thiểu hao hụt cho các công ty.

  • Gia tăng hương vị, dễ sử dụng: Theo các chuyên gia, chất béo chuyển hóa có khả năng tái tạo cấu trúc thực phẩm, góp phần gia tăng hương vị thức ăn. Không chỉ vậy, nó thể sử dụng trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, từ bánh ngọt đến đồ ăn nhanh.

Tuy nhiên, càng sử dụng chất béo chuyển hóa, càng gây hại cho sức khỏe con người. Vì thế, nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Đan mạch,... đã ban hành quy định hạn chế hoặc cấm sử dụng chất béo có hại này trong thực phẩm.

3. Các loại thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa?

Theo nghiên cứu, chất béo chuyển hóa chứa một số ít trong trứng, sữa hoặc thịt đỏ,...còn lại chủ yếu ở trong các loại thực phẩm chiên xào, đóng gói hay nướng. Nhưng, những chất thực phẩm từ tự nhiên không có khả năng gây hại bằng những loại chế biến sẵn. Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa là: 

3.1. Thực phẩm chế biến sẵn

Từ năm 2018, FDA đã cấm việc sử dụng chất béo nhân tạo trong các thực phẩm chế biến sẵn. FDA cho rằng việc này sẽ ngăn ngừa hơn 20.000 ca đau tim và 7.000 trường hợp tử vong do bệnh tim mỗi năm. Theo nghiên cứu, việc nạp liên tục và thường xuyên các thực phẩm trên sẽ gia tăng lượng calo trong cơ thể, gây ra tình trạng béo phì nếu không vận động thường xuyên:

  • Bơ đậu phộng

  • Các loại đồ ăn nhẹ: khoai tây chiên, bánh quy giòn và bánh quy.

  • Bánh ngọt, bánh mì kẹp, bánh rán

  • Pizza, bánh nướng,...

Thực phẩm chế biến sẵn giàu chất béo chuyển hóaThực phẩm chế biến sẵn giàu chất béo chuyển hóa

3.2. Đồ chiên và thức ăn nhanh

Hầu hết các nhà hàng, cửa hàng thức ăn nhanh như McDonald's, KFC,... đã giảm hoặc loại bỏ việc sử dụng các thành phần chất béo chuyển hóa. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể sinh ra trong quá trình chiên. Vì vậy, bạn nên cố gắng hạn chế ăn các đồ chiên rán để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa phổ biến:

  • Khoai tây chiên, cá viên chiên, gà chiên

  • hải sản tẩm bột chiên giòn

  • Quẩy

  • Bánh rán

  • Tacos

  • Kem

  • Nước ngọt

  • Kẹo que

3.3. Thực phẩm tự nhiên

Các loại thực phẩm đến từ tự nhiên chứa một lượng nhỏ chất béo chuyển hóa dưới dạng trans-vaccenic acid (TVA). Đây là dạng axit béo ít gây hại so với các loại chất béo chuyển hóa nhân tạo, nhưng nó vẫn có nguy cơ gia tăng các căn bệnh tim mạch. Ngoài ra, trong các loại thực phẩm này chứa hàm lượng chất béo bão hòa cũng khá cao nên sẽ gây hại sức khỏe người dùng: 

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa nguyên kem, bơ, phô mai, yogurt.

  • Thịt: Thịt bò, thịt cừu, lợn.

  • Gia cầm: Gà, vịt, ngỗng.

  • Một số loại hải sản: Tôm, cua, mực.

Theo OHAWA, các bạn nên hạn chế hoặc tránh sử dụng các thực phẩm nhân tạo giàu chất béo bão hòa. Tập trung vào bổ sung các thực phẩm giàu chất béo tốt như cá hồi, cá trình, các loại hạt,... để cải thiện sức khỏe tổng thể.

Thực phẩm tự nhiên chứa chất béo chuyển hóaThực phẩm tự nhiên chứa chất béo chuyển hóa

4. Nên làm thế nào để hạn chế nạp chất béo chuyển hóa vào cơ thể? 

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, mọi người nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa sự phá hủy của chất béo chuyển hóa. Bổ sung các thực phẩm từ thực vật như hạt chia, hạt óc chó, yến mạch, dầu hạt lanh,... sẽ giúp cơ thể sản sinh nhiều cholesterol tốt, chống viêm nhiễm. Dưới đây là một số cách giúp bạn hạn chế hấp thụ loại axit béo trên:

4.1. Kiểm tra bao bì sản phẩm

Kiểm tra bao bì sản phẩm là biện pháp được nhiều người lựa chọn để phát hiện hàm lượng chất béo xấu này nạp vào cơ thể. Vào năm 2006, FDA đã yêu cầu các nhà sản xuất liệt kê tất cả loại chất béo, hàm lượng trên nhãn gói thực phẩm. Với những loại thực phẩm có chứa hơn 0.5g thì FDA sẽ tịch thu, yêu cầu sản xuất lại. 

Tại Việt Nam, nhà nước ta vẫn chưa có quy định bắt buộc ghi rõ hàm lượng chất béo chuyển hóa trên sản phẩm. Tuy nhiên, nhà nước cũng đã ban hành nhiều luật lệ để các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm an toàn cho sức khỏe người dùng. Ngoài ra, người dùng có thể dễ dàng tra cứu thành phần chất dinh dưỡng, phân tích lượng calo nạp vào cơ thể thông qua ứng dụng My FitnessPal hoặc Fooducate.

4.2. Không nên ăn những thực phẩm chiên rán

Khoai tây chiên, gà rán,... là những thực phẩm giàu calo, các loại chất béo xấu góp phần gia tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Khi bổ sung liên tục trong khoảng thời gian dài, cơ thể bạn sẽ bắt đầu tích tụ mỡ thừa, các mảng bám xơ vữa động mạch dần xuất hiện gây cản trở lưu thông máu. Điều này gây cản trở tốc độ lưu thông máu, dễ gây đột quỵ, tệ hơn là mất mạng. 

Các chuyên gia khuyên rằng, thay vì ăn những đồ chiên rán bên ngoài bạn có mua thực phẩm về nấu ăn bằng phương pháp luộc, hấp, áp chảo. Đây là cách làm khá hiệu quả để bảo vệ sức khỏe, vừa hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng, vừa tiện lợi. 

Hạn chế ăn thực phẩm chiên ránHạn chế ăn thực phẩm chiên rán

4.3. Bổ sung thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đơn và đa

Dầu mè, dầu hạt lanh, dầu oliu,... hoặc các loại hạt óc chó, hạt chia, cá hồi, cá trích là những thực phẩm giàu chất béo bão hòa đơn và bão hòa đa cực kỳ an toàn cho sức khỏe. Đây là những loại thực phẩm chứa hàm lượng Omega 3 cao có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch và một số bệnh mãn tính như tiểu đường, Alzheimer,...

Để đặt mua sản phẩm dầu hạt lanh ép lạnh bền nhiệt OHAWA, quý khách hàng có thể truy cập qua website thực phẩm hoặc qua các trang thương mại điện tử dưới đây. Nếu có bất kỳ thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900 565603 hoặc 0911 068 738 để được tư vấn miễn phí.

  • Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/ohawa-official

  • Lazada: https://www.lazada.vn/shop/OHAWA

  • Shopee: : https://shopee.vn/ohawa_oficial

  • Website: https://ohawa.vn

Bình luận