EPA: Lợi ích, công dụng và các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch

EPA hay còn gọi là Axit Eicosapentaenoic có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, kháng viêm, cải thiện chất lượng giấc ngủ và một số lợi ích khác.

EPA hay còn gọi là Axit Eicosapentaenoic được xem là một axit béo có vai trò thiết yếu trong cơ thể. Theo các chuyên gia, EPA có tác dụng hiệu quả cho hệ tim mạch, thần kinh cùng các chức năng quan trọng khác. Trong bài viết này, OHAWA sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin từ khái niệm, lợi ích đến thực phẩm giàu dưỡng chất này!

1. EPA là gì?

EPA hay còn gọi là Axit Eicosapentaenoic là một trong 3 axit chính của Omega 3. Theo cấu trúc hóa học, EPA có cấu trúc chuỗi 20 cacbon và 5 liên kết đôi cis; liên kết đôi đầu tiên nằm ở vị trí cacbon thứ ba tính từ đầu omega nên nó được đặt tên là 20:5(n-3). 

Theo nghiên cứu, EPA là một axit béo không bão hòa đa (PUFA) hoạt động như tiền chất của prostaglandin-3 (chất ức chế kết tập tiểu cầu), Thromboxane-3 và Eicosanoids leukotriene-5 có khả năng ngăn ngừa các bệnh tim mạch và bệnh viêm khớp. 

Tương tự như DHA và ALA, EPA cũng là chất béo mà cơ thể con người không thể tự sản xuất, chỉ được bổ sung thông qua các thực phẩm đến từ thiên nhiên. Cá hồi, cá trích, tảo biển, hàu, tôm,... là những nguồn thực phẩm sở hữu lượng Axit Eicosapentaenoic cao. 

EPA là gì?EPA là gì?

2. EPA có tác dụng gì?

Hầu hết mọi người đều không nạp đủ chất béo Omega 3 mà chủ yếu là Omega 6 trong chế độ ăn uống của họ. Theo các chuyên gia, việc bổ sung đầy đủ EPA trong chế độ ăn uống của bạn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, kiểm soát lượng chất béo trung tính, cân bằng huyết áp và giảm viêm nhiễm.  

2.1. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Theo nghiên cứu của Nasu vào năm 2013, các chuyên gia đã cho 179 người tham gia bổ sung 1.8g EPA trong chế độ ăn uống hàng ngày. Cuộc thử nghiệm kéo dài 2 năm, kết quả cho thấy rằng Axit Eicosapentaenoic đã giảm 80% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, 50 - 51% các triệu chứng của bệnh tim mạch. 

Vào năm 2015, Inoue cùng các cộng sự của mình tại Tokyo Women's Medical University đã thử nghiệm trên 176 đối tượng bằng cách cho họ bổ sung 0.9g EPA hàng ngày trong 3 năm. Kết quả, tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch của những người tham gia đã giảm đến 58%.

Ngăn ngừa các bệnh tim mạchNgăn ngừa bệnh tim mạch

2.2. Rối loạn chức năng nội mô 

Theo nghiên cứu của Fukumoto vào năm 2020, EPA làm giảm mức chất béo trung tính và tăng cường sự giãn nở qua trung gian dòng chảy (FMD) ở bệnh nhân tăng triglyceride máu nhẹ. Không chỉ vậy, việc bổ sung axit béo tốt trên sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch do co thắt động mạch chủ, thúc đẩy tốc độ lưu thông máu. 

2.3. Kháng viêm

Theo nghiên cứu của Jean Mayer USDA Human Nutrition Research Center on Aging at Tufts University (tạm dịch: Jean Mayer USDA Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng Con người về Lão hóa tại Đại học Tufts) đã tiến hành thử nghiệm trên những người lớn tuổi mắc bệnh béo phì và bệnh viêm ở mức độ thấp trong vòng 34 tuần. Họ đã cho những người tham gia bổ sung các thực phẩm giàu EPA bao gồm cá hồi và cá trích trong chế độ ăn hàng ngày. Kết quả, EPA đã giảm sản xuất của Axit Arachidonic - tiền chất của các Eicosanoid gây viêm. 

Kháng viêmKháng viêm

2.4. Cải thiện giấc ngủ

Trong một cuộc nghiên cứu được thử nghiệm trên 84 người khỏe mạnh tham gia từ 24 - 49 tuổi trong vòng 26 tuần. Đặc điểm chung của nhóm người này là họ có thói quen ít tiêu thụ thực phẩm giàu Omega 3. Các chuyên gia đã tiến hành phân thành 2 nhóm: 

  • Nhóm 1 sẽ sử dụng loại dầu chứa nhiều EPA và DHA.

  • Nhóm còn lại sẽ sử dụng phương pháp vật lý trị liệu hoặc thuốc.

Trong quá trình thử nghiệm, những người tham gia được yêu cầu đeo máy theo dõi giấc ngủ, sau đó phải cung cấp mẫu nước tiểu vào thời điểm bắt đầu và kết thúc. Sau đó, các chuyên gia đã đo lường kết quả của những người tham gia và đưa ra kết luận, chất lượng giấc ngủ của nhóm người sử dụng các thực phẩm giàu EPA và DHA vượt trội so với nhóm người còn lại.

2.5. Cải thiện tình trạng trầm cảm

Theo các thử nghiệm lâm sàng được đăng trên tạp chí Harvard Health Publishing, các chuyên gia đã tiến hành trên những người mắc bệnh trầm cảm sử dụng từ 1-2g EPA và DHA trên ngày, trong đó có khoảng 60% là EPA. Kết quả, sức khỏe tinh thần của họ đã được cải thiện đáng kể.

Theo nhà nghiên cứu J. G. Martins của Academy of Nutritional Medicine (tạm dịch: Học viện Y học Dinh dưỡng) cho biết, việc bổ sung dầu cá giàu EPA (>60%) có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện tình trạng bệnh trầm cảm.

Cải thiện tình trạng trầm cảmCải thiện tình trạng trầm cảm

2.6. Mãn kinh

Axit Eicosapentaenoic có thể giúp những phụ nữ có tâm trạng chán nản, làm dịu những cơn bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh. Hơn 75% phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh đều trải qua cảm giác nóng bừng và đổ mồ hôi vào ban đêm. Những triệu chứng trên xuất hiện đột ngột và có thể kéo dài tới 10 phút, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. 

Trong một thử nghiệm lâm sàng kéo dài 8 tuần được công bố trên tạp chí Menopause (tạm dịch: Mãn kinh) cho thấy rằng, EPA đã giảm số lượng cơn bốc hỏa trung bình từ 2,8 xuống chỉ còn 1,58 mỗi ngày. 

3. Hàm lượng sử dụng EPA

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị những mọi người nên bổ sung thịt của các loài cá béo bao gồm cá hồi, cá trích, hàu... ít nhất 2 lần/tuần. Hai khẩu phần cá béo có thể cung cấp khoảng 500mg EPA và DHA. Đối với những phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên bổ sung khoảng 250mg hàng ngày.

Đối với những người mắc bệnh tim mạch vành, suy tim và đột quỵ nên tiêu thụ khoảng 1 - 2g/ngày EPA và DHA. Những bệnh nhân cần giảm chất béo trung tính trong huyết thanh có thể dùng chất nên bổ sung từ 2 - 4g/ngày dưới sự chăm sóc từ bác sĩ.

4. Thực phẩm giàu EPA 

Axit Eicosapentaenoic thường được tìm thấy trong các loại hải sản hoặc các loại cá béo bao gồm cá hồi, cá trích,... Đây là dưỡng chất được các chuyên gia khuyên mọi người nên sử dụng, vì nó mang lại nhiều tác dụng tốt trong việc phòng ngừa các bệnh tim mạch và mãn tính.

Thực phẩm

Lượng ăn (gram)

Lượng EPA (gam)

Cá trích Thái Bình Dương

100

1,25

Cá hồi Di cư

100

1,01

Cá mòi Thái Bình Dương

100

0,53

Cá hồi Đại Tây Dương

100

0,33

Hàu Thái Bình Dương

100

0,88

Cá hồi đỏ

100

0,53

Cá hồi cầu vồng

100

0,47

Cá ngừ đóng hộp, trắng

100

0,24

Cua Bắc Mỹ

100

0,28

Cá ngừ đóng hộp

100

0,05

Hy vọng thông qua bài viết này, OHAWA đã cung cấp những thông tin cần thiết về axit béo EPA để bạn có thể sử dụng đúng, đủ cho sức khỏe. Chúc bạn thành công!

Bình luận