DHA: Tác dụng, hàm lượng và lưu ý mà bạn không thể bỏ qua

DHA là axit béo tồn tại trong vỏ não, da và võng mạc. Chúng ta có thể tìm thấy trong các loại động vật từ biển như cá hồi, cá trích và trứng cá muối

DHA (Axit docosahexaenoic) là một axit béo thuộc Omega 3, chúng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của cơ thể. Axit Docosahexaenoic có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch, nâng cao thị lực và giảm viêm. Thông thường, loại axit này thường được tìm thấy trong màng tế bào có khả năng truyền tải thông điệp giữa các dây thần kinh. Trong bài viết này, OHAWA sẽ giới thiệu toàn bộ thông tin về lợi ích, tác dụng và hàm lượng của DHA.

1. DHA là gì?

DHA hay Axit Docosahexaenoic là một loại axit béo thuộc Omega 3. Đây là thành phần chính cấu tạo của vỏ não, da và võng mạc. Theo tài liệu, cấu trúc hóa học của nó là 22:6(n-3). Theo nghiên cứu, cấu trúc của DHA là một acid carboxylic với một chuỗi 22 carbon và 6 liên kết đôi đầu tiên được đặt tại carbon thứ 3. 

Do cơ thể chúng ta không thể tự tạo ra DHA nên cần bổ sung nó từ chế độ ăn uống hoặc các loại thực phẩm chức năng. Hầu hết các Axit Docosahexaenoic có trong các loại cá béo, một số loài tảo biển, hàu và một số động vật biển khác. Theo các chuyên gia, axit béo trên có tác dụng tốt với những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer và bệnh tim mạch.

DHA là gì?DHA là gì?

2. Tác dụng của DHA? 

DHA là dưỡng chất chiếm thành phần lớn trong não và võng mạc. Theo hàng loạt nghiên cứu, nó chiếm khoảng 40% cấu tạo của não, 60% trong võng mạc và 50% của màng tế bào thần kinh neuron. Ngoài ra, một số lợi ích của axit béo đối với cơ thể bao gồm:

2.1. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Theo nghiên cứu của TS. Janie Allaire cùng các cộng sự của mình, họ đã cho 154 người bao gồm 48 người đàn ông và 106 người phụ nữ bổ sung 2.7g DHA liên tục trong vòng 10 tuần. Kết quả, các chuyên gia đã phát hiện nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch đã giảm tới 5.6%. DHA cũng làm giảm chất béo trung tính trong máu tốt hơn EPA lên đến 13,3% so với 11,9%. Đồng thời, nó còn gia tăng lượng cholesterol tốt trong máu lên 7,6%.

DHA giảm nguy cơ mắc bệnh timDHA giảm nguy cơ mắc bệnh tim 

2.2. Cải thiện bệnh ADHD

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thể hiện qua các hành vi bốc đồng, hiếu động thái quá và khó tập trung. Đây là hội chứng bệnh xuất hiện chủ yếu ở trẻ nhỏ và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Theo hàng loạt nghiên cứu chỉ ra rằng, những bệnh nhân mắc ADHD thường có nồng độ DHA trong máu khá thấp.

Theo nhà nghiên cứu Alexandra J Richardson cùng các cộng sự của mình đã tiến hành thử nghiệm trên 362 đứa trẻ trong vòng 12 tuần. Họ đã bổ sung 0.6g DHA cho trẻ trong chế độ ăn hàng ngày. Kết quả, các hành động bốc đồng, mất kiểm soát của trẻ đã giảm tới 8%, hiệu quả hơn rất nhiều so với phương pháp dùng thuốc hoặc vật lý trị liệu.

2.3. Giảm nguy cơ sinh non

Với những bà mẹ sinh con non trước tuần thứ 34 của thai kỳ sẽ làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và sức khỏe của cả mẹ và bé. TS. Lisa Yelland và các đồng nghiệp đã phát hiện, bổ sung từ 0.6 - 0.8g DHA mỗi ngày trong thời kỳ mang thai sẽ giúp giảm đến 40% nguy cơ sinh non sớm tại Mỹ và 64% tại Úc. Ngoài ra, các mẹ cần kết hợp sử dụng từ 1-2 muỗng dầu hạt lanh giàu ALA kết hợp 226g cá béo trên tuần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.

DHA giảm nguy cơ sinh nonDHA giảm nguy cơ sinh non

2.4. Kháng viêm 

Nhờ đặc tính kháng viêm, DHA có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính thường gặp theo tuổi tác như bệnh tim mạch, viêm khớp dạng thấp và đau khớp. Vào năm 2018, TS. Christine Dawczynski tại trường đại học Friedrich Schiller Jena đã nghiên cứu 38 người bị viêm khớp dạng thấp bằng cách cho họ hấp thụ 2.1g DHA mỗi ngày trong vòng 10 tuần. Kết quả, tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp đã giảm tới 28% so với việc dùng thuốc và vật lý trị liệu. 

2.5. Hỗ trợ phục hồi cơ bắp sau tập luyện

Với những người thường xuyên tập thể dục hoặc tập Gym thường xảy ra tình trạng cơ bắp bị mỏi hoặc đau. Đây là triệu chứng xảy ra khi chúng ta vận động quá mức trong một khoảng thời gian dài. Sau bài tập xong, bạn cần thực hiện việc giãn cơ để tránh tình trạng co rút hoặc viêm nếu kéo dài. Vào năm 2016, TS. Katherine E Corder cùng các cộng sự đã cho 27 người phụ nữ nạp 3g DHA mỗi ngày. Kết quả, tỉ lệ đau nhức cơ bắp của họ đã giảm đến 23%. 

2.6. Cải thiện sức khỏe mắt

Vào năm 2018, chuyên gia Laura E Downie và những người cộng sự đã cho những người đeo kính áp tròng bổ sung 0.6g DHA và 0.9g EPA mỗi ngày trong vòng 12 tuần. Kết quả, tình trạng khó chịu của mắt đã giảm đến 42% so với thuốc nhỏ mắt Corticosteroid. Ngoài ra, việc bổ sung 0.5g DHA và 1g EPA mỗi ngày trong 3 tháng sẽ giảm áp lực nhãn cầu mắt lên đến 8%. 

DHA cải thiện sức khỏe mắtDHA cải thiện sức khỏe mắt

2.7. Ngăn ngừa mắc bệnh Alzheimer

Theo PGS. Hussein N Yassine cho biết những người mắc bệnh Alzheimer có lượng DHA trong não thấp hơn so với những người bình thường. Vào năm 2019, GS. Hidekatsu Yanai đã phát hiện việc bổ sung DHA liều cao cho những người bệnh Alzheimer sẽ cải thiện khả năng ghi nhớ, hạn chế mắc bệnh tâm thần. 

3. Bổ sung hàm lượng DHA bao nhiêu là đủ?

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị rằng người trưởng thành có thể tiêu thụ tổng cộng 3g DHA và EPA kết hợp mỗi ngày một cách an toàn, với không quá 2g từ thực phẩm bổ sung.

Vào năm 2018, Ủy ban Châu Âu đã khuyến nghị hàm lượng bổ sung EPA và DHA dành cho nhóm đối tượng là phụ nữ mang thai và cho con bú như sau:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tiêu thụ ít nhất 0.2g DHA mỗi ngày. 

  • Phụ nữ trong 6 tháng thai kỳ nên tiêu thụ từ 1-2 phần cá béo bao gồm: Cá hồi, cá trích để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé. 

  • Có thể bổ sung từ 1-2 muỗng dầu hạt lanh giàu ALA (15ml/8g) trong 6 tháng thai kỳ đầu để đáp ứng dinh dưỡng cho mẹ và bé. 

Nhóm tuổi (năm)

EPA+DHA (g/ngày)

DHA (g/ngày)

7–11 tháng

-

0.1

1

-

0.1

2-3

0.25

-

4-6

0.25

-

7-10

0.25

-

11-14

0.25

-

15-17

0.25

-

≥18

0.25

-

Phụ nữ mang thai

0.25

0.1 - 0.2

Phụ nữ đang cho con bú

0.25

0.1 - 0.2

Bảng hàm lượng cho DHA dành cho các lứa tuổi

4. Thực phẩm giàu DHA?

Theo các chuyên gia, cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trắng, mực, trai, hàu, cá tuyết, trứng cá, cá trích ngâm,... là những thực phẩm giàu DHA. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh cá thu, cá kiếm và cá ngói vì có chứa hàm lượng thủy ngân. Dưới đây là chi tiết hàm lượng của từng loại thực phẩm:

Thực phẩm

Lượng DHA (g/100g hoặc 15ml)

Dầu gan cá

1.715

Cá hồi

1.46

Dầu cá mòi

1.45

Trứng cá muối

1.36

Cá ngừ vây xanh

1.14

Cá cơm

0.9

Cá thu Đại Tây Dương

0.7

Dầu cá trích

0.57

Cá trích ngâm

0.55

Cá mòi đóng hộp

0.51

Con trai

0.51

Hàu

0.5

Mực ống

0.42

Cua hoàng đế

0.15

Bảng hàm lượng DHA của các loại thực phẩm

5. Các lưu ý khi sử dụng DHA quá liều?

Mặc dù, DHA là dưỡng chất quan trọng với cơ thể, nhưng một số sản phẩm giàu DHA như dầu cá sẽ gây ợ nóng, hôi miệng và buồn nôn nếu sử dụng nhiều. Theo các chuyên gia, dầu cá có thể giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch khiến cơ thể dễ mắc bệnh. Ngoài ra, sử dụng dầu cá kết hợp với các loại thuốc huyết áp, loãng máu sẽ gây ra tác dụng phụ. 

Vì thế, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về hàm lượng và thời điểm sử dụng phù hợp để đảm bảo sức khỏe. Đồng thời, bạn nên sử dụng những thực phẩm giàu Omega 3 để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. 

Trên thị trường hiện nay, dầu hạt lanh ép lạnh OHAWA là sản phẩm sở hữu hàm lượng Omega 3 cao nhất trong các loại dầu thực vật hiện nay. Với hàm lượng 8g Omega 3 thực vật (ALA) trên 15ml có tác dụng thúc đẩy sản xuất cholesterol tốt, đào thải cholesterol xấu giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, suy tim và đột quỵ.

Bình luận