Top 7 lý do cho việc bổ sung Omega 3 cho trẻ

Theo nghiên cứu, các chuyên gia khuyên các phụ huynh nên bổ sung hàm lượng Omega 3 cho trẻ từ 500-700mg mỗi ngày để phát triển sức mạnh thể chất và trí tuệ.
 

Axit béo Omega 3 là một thành phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh dành cho trẻ. Chúng đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển trí tuệ cho não. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ tự hỏi rằng liệu việc bổ sung Omega 3 cho trẻ có cần thiết và an toàn hay không? Hãy để OHAWA giải đáp thắc mắc cho bậc phụ huynh thông qua bài viết này nhé!

1. Tại sao nên bổ sung Omega 3 cho trẻ?

Theo các chuyên gia, Omega 3 là loại axit thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực của trẻ em. Dưới đây là một số lợi ích mà nó đem lại:

1.1. Phát triển trí tuệ và nhận thức của não

Từ giai đoạn sơ sinh đến 2 tuổi là thời gian bộ não phát triển với tốc độ cao nhất. Hơn 60% bộ não được tạo thành từ chất béo và axit béo Omega-3 DHA (axit docosahexaenoic) chiếm khoảng 10-15% trong số này. Trong đó, DHA là axit cần thiết cho hệ thần kinh, bởi nó tạo ra cảm giác, nhận thức, nhận thức và vận động. Các phần não giàu DHA sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động như lập kế hoạch, giải quyết vấn đề và tập trung chú ý.

Nó giúp cải thiện tốc độ truyền tín hiệu từ não xuống các cơ quan khác nhanh chóng, hiệu quả hơn. Theo 7 nghiên cứu khác nhau báo cáo về mối quan hệ giữa bổ sung Omega 3 cho trẻ với kết quả học tập, kết quả 5/7 nghiên cứu cho thấy DHA cải thiện trí tuệ não tốt hơn bao gồm khả năng học tập, đọc và đánh vần.

Phát triển trí tuệ và nhận thức trí nãoPhát triển trí tuệ và nhận thức trí não

1.2. Cải thiện khả năng đọc và tính toán

Theo một nghiên cứu của đại học Oxford cho biết rằng trẻ em nên được bổ sung 600mg Omega 3 mỗi ngày trong vòng 4 tháng. Để chứng minh nghiên cứu của mình, đại học Oxford đã lựa chọn những trẻ em có khả năng đọc và tính toán tệ nhất trong lớp. Kết quả cho thấy rằng, nhóm trẻ em 20% đọc và viết kém nhất đã tăng thời gian đọc lên gấp nhiều lần. Vì thế, omega-3 sẽ hữu ích với những đứa trẻ có khả năng học kém. 

1.3. Cải thiện giấc ngủ cho trẻ

Việc bổ sung Omega 3 cho trẻ giúp cải thiện giấc ngủ tốt và sâu hơn. Theo nghiên cứu của DOLAB đã chỉ ra rằng, những giấc ngủ kém có liên quan đáng kể đến nồng độ DHA trong máu thấp hơn, chất lượng giấc ngủ cũng suy giảm rất nhiều. 

Việc bổ sung DHA nhiều giúp bé giảm số lần thức giấc vào ban đêm, thời gian ngủ cũng tăng thêm trung bình khoảng 58 phút. Vì thế, bố mẹ nên cho con ăn những thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, cá trích, hạnh nhân, óc chó, hạt lanh,....để phát triển khỏe mạnh. 

Cải thiện chất lượng giấc ngủCải thiện chất lượng giấc ngủ

1.4. Điều trị tình trạng trầm cảm 

Theo một số nghiên cứu, các chuyên gia đã chứng minh rằng tác dụng Omega 3 đối với bệnh trầm cảm ở người lớn, nhưng tỷ lệ trẻ em mắc bệnh trầm cảm cũng ngày càng phổ biến hơn. Theo nghiên cứu tại Israel, chính phủ đã xem xét tác động của việc bổ sung omega-3 không cần kê đơn ở trẻ em từ 6-12 tuổi bị trầm cảm nặng. 

Kết quả đã chỉ ra rằng, phần lớn trẻ em dùng chất bổ sung Omega 3 có triệu chứng ít hơn 50%, đặc biệt một số trẻ khỏi bệnh. Từ đó, các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị rằng trẻ nên nên bổ sung ít nhất 60mg EPA mỗi ngày và 1560mg DHA trong 6 tuần. Điều này sẽ làm suy giảm các triệu chứng hưng cảm và trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực vị thành niên.

1.5. Cải thiện bệnh lý tăng động ở trẻ (ADHD)

Bệnh rối loạn tăng động/ suy giảm chú ý (ADHD) là dạng rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên. Việc điều trị căn bệnh này bằng các chất kích thích là lựa chọn sai lầm, vì nó dễ gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, rất nhiều người đã tìm các phương pháp lựa chọn khác để điều trị căn bệnh này, trong đó bổ sung Omega 3 cho trẻ rất được ưa chuộng. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng Omega 3 ở trong những bệnh nhân mắc ADHD có nồng độ thấp hơn rất nhiều so với người bình thường. Các chuyên gia khuyên các bà mẹ nên bổ sung cho con mình khoảng 750mg EPA và DHA mỗi ngày, trong vòng 6 tuần.

Cải thiện bệnh lý tăng động ở trẻ (ADHD)Cải thiện bệnh lý tăng động ở trẻ (ADHD)

1.6. Giảm tỷ lệ mắc bệnh hô hấp và tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Axit béo Omega 3 có thể tác động có lợi đối với hệ thống miễn dịch, giảm tần suất mắc các bệnh thông thường ở trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu đã so sánh tỷ lệ mắc các bệnh về tiêu chảy, đường hô hấp (như viêm phế quản, viêm phế quản, ho, viêm thanh quản) giữa trẻ bổ sung và không bổ sung DHA.

Kết quả cho thấy rằng, những trẻ em bổ sung có sức đề kháng tốt, khỏe mạnh hơn trẻ không bổ sung. Số đợt mắc bệnh về đường hô hấp và tiêu chảy trong 12 tháng đầu đời đã giảm đáng kể so với trẻ bú sữa công thức không bổ sung DHA. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của Omega 3 trong việc ngăn ngừa các căn bệnh gây hại. 

1.7. Cải thiện tình trạng hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh mãn tính khiến đường thở bị viêm và thu hẹp. Điều này có thể khiến khó thở, ho và tức ngực. Căn bệnh này do nhiều tác nhân gây ra bao gồm: Dị ứng, không khí lạnh và khói. 

Trong một nghiên cứu, các chuyên gia đã thử nghiệm 29 trẻ em mắc bệnh sử dụng thực phẩm giàu Omega 3 hàng ngày. Sau 10 tháng, các bác sĩ đã thông báo rằng tình trạng hen suyễn của các em đã suy giảm rõ rệt.

Giảm triệu chứng hen suyễn ở trẻGiảm triệu chứng hen suyễn ở trẻ

2. Liều lượng bổ sung Omega 3 cho trẻ

Việc bổ sung Omega 3 cho trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính để đưa ra liều lượng phù hợp. Theo viện Y học (IOM) đưa ra khuyến nghị về liều lượng lượng EPA và DHA như sau:

  • Đối với trẻ từ 0-12 tháng tuổi: 0,5g Omega 3 cho cả nam và nữ.

  • Từ 1-3 tuổi: 0.7g Omega 3 cho cả nam và nữ

  • Nam từ 9 -13 tuổi: 1g Omega 3 

  • Nữ từ 9-13 tuổi: 1.2g Omega 3

  • Nữ từ 14-18 tuổi: 1.1g Omega 3

  • Nam từ 14-18 tuổi: 1.6g Omega 3

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, mẹ cần bổ sung Omega 3 khi não bộ đang được hình thành trong thai nhi trong bụng mẹ. Sau đó, từ giai đoạn ra đời đến 12 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé lúc này chưa phát triển nên sữa mẹ chính là nguồn bổ sung Omega 3 tốt cho sức khỏe. 

Sang đến giai đoạn từ 1-3 tuổi, trẻ em chỉ tiêu thụ khoảng 40 miligam (mg) DHA và EPA từ thực phẩm. Cá béo, các loại hạt và dầu hạt lanh đều là những nguồn cung cấp Omega 3 tuyệt vời trong chế độ ăn uống của con. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung Omega 3 thông qua các loại cá béo, dầu ăn dặm và các loại hạt. Tuy nhiên, để tránh tác dụng phụ, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Bạn có thể tìm hiểu thêm liều dùng Omega 3 thông qua bài viết tại đây.

Liều lượng bổ sung Omega 3 cho trẻLiều lượng bổ sung Omega 3 cho trẻ

3. Một số tác dụng phụ khi trẻ bổ sung quá nhiều dầu cá Omega 3

Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu, có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm tăng cường sự phát triển của não bộ và mắt, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ. Tuy nhiên, việc bổ sung quá liều lượng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, nhất là các sản phẩm đến từ dầu cá: 

  • Tiêu chảy: Theo các chuyên gia, thành phần chủ yếu của dầu cá Omega 3 là mỡ động vật. Đây là thành phần không tốt cho sức khỏe của bé, nhất là bổ sung vượt quá liều lượng. Triệu chứng tiêu chảy sẽ kéo dài một 1-2 tuần và sau đó biến mất nên mẹ không cần quá lo lắng. Trong khoảng thời gian đó bạn nên hạn chế cho trẻ ăn các loại cá, sữa,... giàu Omega 3. Trong trường hợp nặng, các mẹ nên lập tức đem đến bác sĩ để thăm khám và điều trị. 

  • Rối loạn tiêu hóa: Dầu cá Omega 3 có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như ợ hơi, buồn nôn, đau bụng nếu sử dụng quá nhiều. Các triệu chứng này thường nhẹ và tự hết sau một vài tuần.

  • Buồn nôn: Điều này xảy ra khi các mẹ cho bé bổ sung dầu cá dầu Omega 3 quá nhiều. Điều này ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa - vốn chưa phát triển đầy đủ. Vì thế, mẹ có thể hạn chế cho bé sử dụng trong vòng vài tuần.

Hy vọng thông qua bài viết này, OHAWA đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích và tác dụng của Omega 3 và một số tác dụng phụ của dầu cá Omega 3 ảnh hưởng đến sức khỏe  dành cho trẻ. Chúc bạn thành công!

Bình luận