6 tác dụng “thần kỳ” của hạt lanh khiến bạn phải kinh ngạc

Hạt lanh có tác dụng ngăn ngừa táo bón, ổn định lượng đường trong máu, giảm rủi ro bị bình thường, cân bằng cholesterol trong máu.

Theo thống kê của Mordor Intelligence, sản lượng hạt lanh toàn cầu những năm 2020 đạt khoảng 2,35 triệu tấn. Trong đó, khoảng 40% sản lượng tập trung ở Canada - nơi được mệnh danh là “thủ phủ của nữ hoàng các loại hạt”. 

Theo nhiều nghiên cứu, hạt lanh được nhiều chuyên gia gọi với cái tên mĩ miều là “Siêu thực phẩm” vì có nhiều tác động tích cực với sức khỏe. Vậy, hạt lanh có tác dụng gì đối với cơ thể con người? Hãy cùng OHAWA tìm hiểu qua bài viết này nhé! 

1. Tại sao hạt lanh được mệnh danh là “nữ hoàng các loại hạt”

Hạt lanh là loại cây xuất hiện từ hàng ngàn năm trước, từ thời vua Pharaoh cổ đại. Theo các ghi chép, cây hạt lanh được tìm thấy khoảng 3000 năm TCN, tập trung chủ yếu là vùng Địa Trung Hải. Ban đầu, cây lanh được trồng lấy sợi để dệt vải cho các vua chúa thời Ai cập sử dụng bởi chất lượng lẫn độ bền rất tốt.

Trải qua một khoảng thời gian dài, người ta bắt đầu khám phá hàng loạt ng dụng hạt lanh có nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Hiện nay, cây hạt lanh được trồng ở một số quốc qua phổ biến trên thế giới (Ai Cập, Canada, vùng Tây Bắc Hoa Kỳ...), trong đó Canada là quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng và chất lượng từ năm 1994.

1.1. Đặc điểm

  • Màu sắc: Hạt của cây lanh có màu nâu đậm hoặc nâu nhạt, tùy thuộc vào giống cây, quy trình canh tác và chế biến. 

  • Cây lanh: Cây lanh có thân thảo thuộc họ Linaceae, thân mảnh mai, thẳng đứng, có chiều cao khoảng 30-60cm. Hoa màu xanh hoặc xanh vàng bao gồm 5 cánh được xếp thành hình chuông. Cây có khả năng chịu hạn tốt và thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau.

  • Quá trình trồng và thu hoạch: Hạt lanh được trồng trong mùa hè và thường thu hoạch vào mùa thu. Tùy vào mục đích sử dụng, người ta có thể thu hoạch các thành phần khác nhau để làm vải hoặc chế biến thành dầu hạt lanh. Vải làm từ sợi lanh có sự mềm mại, mát mẻ, thấm hút mồ hôi cực tốt nên được rất nhiều ưa chuộng. Dầu làm từ hạt lanh sở hữu hàm lượng Omega 3 cao, tốt cho sức khỏe.

Đặc điểm của hạt lanhĐặc điểm của hạt lanh

>> Bạn có thể đọc thêm bài viết “Dầu hạt lanh: Tác dụng, đối tượng và những lưu ý sử dụng” tại đây.

1.2. Lý giải tên gọi hạt lanh là “nữ hoàng các loại hạt”

Theo nghiên cứu, hạt lanh sở hữu hàm lượng chất béo, protein và chất xơ, đặc biệt là Lignans cao. Chứa hỗn hợp các axit béo thiết yếu (axit béo không bão hòa đa) đặc biệt là axit béo Omega 3 (alpha-linolenic axit – ALA hoặc LNA) và axit béo Omega-6 (linoleic axit – LA). Hai axit béo không bão hòa đa này rất cần thiết cho cơ thể con người. Chúng phải được lấy từ chất béo và dầu trong thực phẩm vì cơ thể chúng ta không thể tự tạo ra.

2. Thành phần dinh dưỡng của hạt lanh?

Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cho biết, trong 15g hạt lanh xay sẽ cung cấp một số chất dinh dưỡng sau:

  • 3,6 gram chất béo Omega 3

  • 75 kcal

  • 3 gram protein

  • 4 gram carbohydrate

  • 5 gram chất béo

  • 4 gram chất xơ (16% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày)

  • 100 milligram (mg) phốt pho

  • 60 mg magiê (14,28% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày)

  • 120 mg kali (2,55% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày)

Hạt lanh có khả năng giảm cholesterol do sự hiện diện của chất xơ hòa tan, một loại chất xơ thu hút nước và cholesterol đồng thời loại bỏ cholesterol ra khỏi cơ thể, giảm mỡ trong máu, phòng chống đột quỵ, giảm một số bệnh ung thư, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và nhiều lợi ích khác.

Thành phần dinh dưỡng hạt lanhThành phần dinh dưỡng của hạt lanh

3. Hạt lanh có tác dụng gì?

Giống như các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác, hạt lanh có tác dụng trong việc phòng ngừa các căn bệnh về tim mạch như đột quỵ, xơ vữa động mạch. Đây là loại hạt sở hữu hàm lượng lignans và chất chống oxy hóa cao. Các chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trọng việc loại bỏ gốc tự do - nguyên nhân gây ra các căn bệnh nguy hiểm. Dưới đây là một số ng dụng của hạt lanh mà bạn nên biết

3.1. Giảm rủi ro bị ung thư

Các nghiên cứu xác định rằng, chất chống oxy hóa có thể làm chậm sự phát triển của khối u bằng cách ngăn chặn chúng hình thành trên các thành mạch máu. Trong một cuộc khảo sát năm 2013 cho thấy, tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn ở những phụ nữ tiêu thụ hạt lanh thường xuyên. Vào năm 2018, các tác giả của một bài đánh giá đã kết luận rằng hạt lanh có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh. Lignans là một loại phytoestrogen, là một chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật hoạt động theo cách tương tự như estrogen.

3.2. Cân bằng cholesterol trong cơ thể

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyên bạn nên ăn nhiều chất xơ, lignans và Omega 3 để tăng cường sức khỏe tim mạch. Năm 2010, các nhà nghiên cứu đã xem xét tác động của hạt lanh đối với mức cholesterol ở nam giới có lượng cholesterol cao vừa phải. 

Những người tham gia dùng viên nang 20mg chứa lignans, viên nang 100mg hoặc giả dược trong 12 tuần. Kết quả cho thấy rằng mức cholesterol giảm đáng kể sau khi dùng viên nang lignan 100mg. 

Theo một nghiên cứu kéo dài 1 tháng ở những người mắc bệnh động mạch ngoại biên, ăn 4 thìa canh (30 gam) hạt lanh xay mỗi ngày giúp giảm 15% mức cholesterol LDL (có hại). Ngoài ra, các chuyên gia cũng đã thử nghiệm trên 112 người bị huyết áp cao sử dụng 4 thìa canh (30 gam) hạt lanh giúp cải thiện đáng kể chỉ số khối cơ thể (BMI), cân bằng cholesterol toàn phần và giảm huyết áp. 

Cân bằng cholesterol trong cơ thểCân bằng cholesterol trong cơ thể

3.3. Giảm triệu chứng các bệnh viêm khớp

Theo Tổ chức Arthritis Foundation, hạt lanh có tác dụng giảm đau khớp và cứng khớp. Một số người dùng nó để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus và hiện tượng Raynaud nhờ hàm lượng ALA cao. Họ khuyên mọi người rằng có thể sử dụng:

  • Xay hạt (một muỗng canh mỗi ngày) dưới dạng dầu (1-3 muỗng canh mỗi ngày).

  • Dạng viên nang (1300–3000 mg mỗi ngày).

3.4. Ổn định lượng đường trong máu

Vào năm 2013, các nhà khoa học đã cung cấp cho 25 người tham gia ăn 13g hoặc 26g hạt lanh mỗi ngày trong 12 tuần. Những người tham gia bị tiền tiểu đường và là nam giới béo phì hoặc thừa cân hoặc nữ giới đã trải qua thời kỳ mãn kinh. Kết quả, liều lượng 13g có tác dụng làm giảm lượng glucose và tăng lượng insulin giúp ngăn ngừa các bệnh tiểu đường.

3.5. Ngăn ngừa táo bón

Trong một nghiên cứu, 90 người tham gia bị táo bón đã sử dụng 50g bột hạt lanh mỗi ngày hoặc 15ml dung dịch lactulose mỗi ngày trong 4 tuần. Kết quả cho biết, tình trạng táo bón những người sử dụng hạt lanh đã cải thiện đáng kể so với dung dịch lactulose. Trung bình, tần suất đại tiện của họ tăng từ 2 lần lên 7 lần/tuần.

Không chỉ thế, các axit béo, đặc tính chống oxy hóa và chất xơ trong hạt lanh cũng có thể cải thiện lượng đường trong máu, cholesterol, huyết áp và cân nặng. Trong một nghiên cứu khác, 53 người tham gia bị táo bón và tiểu đường loại 2 đã nhận được 10g bánh quy hạt lanh trong 12 tuần”. Theo kết quả nghiên cứu, bánh quy hạt lanh không chỉ cải thiện triệu chứng táo bón mà còn cải thiện cholesterol, chất béo trung tính và cân nặng.

Ngăn ngừa táo bónNgăn ngừa táo bón

3.6. Kiểm soát cân nặng

Theo một số nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện rằng hạt lanh có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng vì sở hữu hàm lượng chất xơ cao. Họ đã phân tích những thực phẩm đồ uống có chứa khoảng 2,5 gam chất xơ hòa tan có tác dụng cảm giác đói và cảm giác thèm ăn. 

Chất xơ hòa tan có trong hạt lanh sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và tăng cảm giác no. Với những người đang có chế độ ăn kiêng giảm cân thì đây là loại thực phẩm "thần kỳ" giúp bạn sở hữu vóc dáng gọn gàng, cân đối. 

Theo Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) quy định khuyến nghị hàm lượng chất xơ bổ sung cho từng nhóm đối tượng như sau:

Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi

14g

Bé gái 4 đến 8 tuổi

16.8g

Bé trai 4 đến 8 tuổi

19.6g

Bé gái từ 9 đến 13 tuổi

22.4g

Các bé trai từ 9 đến 13 tuổi

25.2g

Bé gái từ 14 đến 18 tuổi

25.2g

Bé trai từ 14 đến 18 tuổi

30.8g

Phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi

25g

Nam giới từ 19 đến 50 tuổi

38g

Phụ nữ từ 51 tuổi trở lên

21g

Nam giới từ 51 tuổi trở lên

30g

 

4. Cách chế biến hạt lanh như thế nào?

Hạt lanh sở hữu hàm lượng chống oxy hóa, protein, chất xơ và ALA (Omega 3 thực vật) cao, nhưng việc chế biến chúng là điều không hề dễ dàng. Bao bọc chúng là lớp vỏ ngoài cứng cáp để bảo vệ trước môi trường bên ngoài. Vì thế, các bạn cần sử dụng phương pháp xay, rang và ngâm để thưởng thức loại hạt giàu chất dinh dưỡng này: 

4.1. Rang hạt lanh

Việc rang hạt lanh không chỉ giúp tạo ra hương vị thơm ngon, béo ngậy  mà còn dễ dàng kết hợp với nhiều món ăn và thức uống hơn. Bằng cách rang sống, cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng như Protein, chất xơ và Omega 3 giúp tăng cường sức khỏe:

4.1.1. Rang hạt lanh trên bếp gas

  • Bước 1: Để rang hạt lanh, hãy cho hạt lanh vào chảo chống dính nhỏ. Nên sử dụng chảo chống dính rộng để rang đều.

  • Bước 2: Rang khô hạt lanh trên lửa vừa trong 2 đến 3 phút, thỉnh thoảng khuấy để tránh bị bị cháy. Khi nó bắt đầu xuất hiện mùi thơm thì bạn nên tắt bếp. 

  • Bước 3: Chuyển hạt lanh đã rang vào một đĩa phẳng lớn và để nguội hoàn toàn trong vòng 1 giờ. Việc này giúp nó không còn hơi ẩm để bảo quản tốt hơn.

  • Bước 4: Bảo quản hạt rang tốt cho sức khỏe trong hộp kín trong vòng 3 tuần. Sau đó, bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày như trộn chúng với sữa chua, salad rau củ hoặc bánh nướng,... và nhiều thực phẩm khác.

4.1.2. Rang hạt lanh bằng lò vi sóng

  • Bước 1: Rải đều hạt lanh lên khay.

  • Bước 2: Cho hạt lanh vào khay nướng của lò vi sóng và bật nhiệt độ ở mức 190 độ C với ng suất trung bình (khoảng 600W) trong khoảng 5-10 phút.

  • Bước 3: Nướng hạt lanh trong 2-3 phút, thỉnh thoảng đảo đều. Khi hạt lanh chuyển sang màu vàng nâu và có mùi thơm thì tắt bếp lò vi sóng 

  • Bước 4: Lấy hạt ra khỏi lò và để ở nơi thoáng mát, sau đó thưởng thức cùng với món ăn khác.

4.2. Xay hạt lanh

Việc xay hạt lanh có tác dụng hỗ trợ cơ thể hấp thụ các dưỡng chất thiết yếu để ngăn ngừa các bệnh tim mạch, hỗ trợ việc giảm cân. Ngoài ra, nó còn gia tăng hương vị trong món ăn để kích thích sự thèm ăn.

4.2.1. Máy xay sinh tố

Bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố hoặc máy chế biến thực phẩm để xay hạt lanh. Để xay hạt lanh bằng máy xay, hãy thêm 1 cốc (149 gram) hạt lanh vào thiết bị và xay trong 3-5 phút để hạt lanh được nghiền hoàn toàn. Trong trường hợp có số lượng lớn thì bạn nên chia ra từng cốc nhỏ để tránh làm hư máy. 

Xay hạt lanh bằng máy xay sinh tốXay hạt lanh bằng máy xay sinh tố

4.2.2. Máy xay cà phê

Đây là cách xay khá là thuận tiện được nhiều người ưa chuộng vì mức giá không quá đắt. Để xay hạt lanh theo cách này, hãy cho toàn bộ hạt cho đến khi đầy máy xay, sau đó bật nguồn. Chỉ cần mất vài giây để hạt được nghiền hoàn toàn. Sau đó, bạn có thể thêm vào salad rau củ, bánh nướng, súp, bánh mì,... để tăng hương vị cho món ăn. 

4.3. Bằng thủ ng

Nếu như bạn không có 2 dụng cụ trên trong nhà thì hãy thử làm nhuyễn nó bằng thủ ng. Cối xay hạt lanh là một dụng cụ nhà bếp chuyên dụng được chế tạo chỉ để nghiền lanh bằng tay. Nó trông giống như một máy xay hạt tiêu, bạn chỉ cần mở nắp rồi đổ đầy hạt lanh, dùng tay xoay theo chiều kim đồng hồ từ 3-5 phút để các hạt được làm nghiền nát hoàn toàn. Ngoài ra, bạn có thể dùng dùng chày đập hạt lanh vào cối để nghiền hạt lanh. Do hoàn toàn làm thủ ng nên chúng sẽ mất thời gian và kém hiệu quả hơn nhiều. 

Trên thị trường, ng ty Dầu thực vật OHAWA là đơn vị tiên phong trong việc phân phối dầu hạt lanh ép lạnh bền nhiệt uy tín trên thị trường Việt Nam và độc quyền ở châu Á. Sản phẩm OHAWA được nhập khẩu hoàn toàn 100% từ Canada, sử dụng ng nghệ ép lạnh bền nhiệt (không dùng hóa chất) từ hạt lanh nguyên chất. Cứ trong 15ml dầu hạt lanh sẽ chứa khoảng 8g Omega 3, rất tốt cho sức khỏe con người như kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa các bệnh tim mạch phù hợp cho mọi đối tượng.

Bình luận