Khám phá công dụng dầu hạt lanh mà bạn không thể bỏ qua

Dầu hạt lanh có tác dụng hầu hết với mọi đối tượng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch nếu bổ sung lượng vừa đủ

“Một nghiên cứu đã báo cáo sự giảm đáng kể tổng lượng cholesterol trong máu ở những người trưởng thành tiêu thụ 2 muỗng canh dầu hạt lanh mỗi ngày trong 12 tuần” - Theo GS. Wikinson (2005).

Hầu hết mọi người sử dụng dầu hạt lanh đều đánh giá rằng đây là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Đây là nguồn cung cấp hàm lượng axit Omega 3, cụ thể là ALA cao nhất trong tất cả các loại dầu. Vậy công dụng của dầu hạt lanh là gì? Hãy cùng OHAWA tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Công dụng của dầu hạt lanh

Dầu hạt lanh có tác dụng gì là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm đến từ mọi người. Theo chuyên gia, dầu hạt lanh sở hữu hàm lượng Omega 3, cụ thể là ALA có tác động rất lớn đến việc bảo vệ sức khỏe tim mạch và các lợi ích khác. Dưới đây là chi tiết công dụng không thể bỏ qua của dầu:

1.1. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Các bệnh tim mạch thường xuất phát từ xuất phát từ các triệu chứng cao huyết áp và mức cholesterol cao. Đây là những căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao, rất đột ngột và đang có xu hướng trẻ hóa hiện nay. Nguyên nhân bắt nguồn từ chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, không bổ sung dưỡng chất cần thiết, cụ thể Omega 3 (chất béo tốt) để bảo vệ sức khỏe. 

Theo nhiều nghiên cứu của giáo sư Simon (1995) cho biết, việc tiêu thụ dầu hạt lanh có tác dụng tích cực trong việc giảm huyết áp tâm thu ở những người huyết áp cao. Việc hạ huyết áp có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim và đột quỵ 

Khi nói đến việc giảm mức hàm lượng cholesterol, một nghiên cứu cho thấy dầu hạt lanh làm giảm lipoprotein mật độ thấp, một loại cholesterol xấu liên quan tới triệu chứng xơ cứng động mạch và bệnh tim. 

Với những người mắc bệnh tim, họ có thể làm sẽ giảm 20% các biến chứng của bệnh bằng cách bổ sung 1.2g ALA trong chế độ ăn uống mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn nên bổ sung thêm các nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, hạn chế ăn thịt động vật để đảm bảo sức khỏe. 

Dầu hạt lanh có thể cải thiện sức khỏe tim mạchDầu hạt lanh có thể cải thiện sức khỏe tim mạch

1.2. Dầu hạt lanh có khả năng chống viêm

Công dụng của dầu hạt lanh thứ hai là khả năng chống viêm. Tình trạng viêm mãn tính thường là nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim, ung thư và tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, dầu hạt lanh có thể giúp giảm viêm, ổn định lượng đường huyết trong máu, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa mắc bệnh tim mạch vành. 

Các chuyên gia đã cho những người mắc bệnh viêm mãn tính dùng 15ml dầu hạt lanh hai lần/ngày liên tục 12 tuần, kết quả sức khỏe đã cải thiện đáng kể. 

1.3. Ức chế sự phát triển tế bào ung thư

Theo các chuyên gia, công dụng dầu hạt lanh có thể ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư trong cơ thể. Trong một nghiên cứu trên động vật, chuột được cho uống 0,3 ml dầu hạt lanh trong 40 ngày. Nó được phát hiện là có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của bệnh ung thư và sự phát triển của khối u phổi (theo nghiên cứu của TS. Han - 2015).

Trong một nghiên cứu khác, dầu hạt lanh đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn sự hình thành ung thư ruột kết ở bò. Ngoài ra, một số thử nghiệm cho thấy dầu hạt lanh làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư vú trên người (theo nghiên cứu của nhóm TS.  Jian-Min Chen và Lilian U Thompson, năm 2005 và năm 2010).

Mặc dù dầu hạt lanh có tiềm năng ức chế sự phát triển tế bào ung thư, nhưng đây không phải là thuốc chữa bệnh. Vì thế, bạn cần kết hợp sử dụng dầu hạt lanh với chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học để phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Ức chế sự phát triển tế bào ung thưỨc chế sự phát triển tế bào ung thư

1.4. Giảm tình trạng táo bón và tiêu chảy

Trong một nghiên cứu gần đây trên động vật, các chuyên gia thấy rằng dầu hạt lanh hoạt động như một chất chống tiêu chảy và táo bón hiệu quả nếu được sử dụng ở liều lượng hợp lý. Tác dụng của dầu hạt lanh giống như một loại thuốc nhuận tràng, kích thích hệ thống tiêu hóa ruột già hoạt động đều đặn.

Để thử nghiệm hiệu quả trên cơ thể người, các chuyên gia đã cho 50 bệnh nhân bị táo bón đang chạy thận nhân tạo sử dụng dầu hạt lanh, dầu ô liu hoặc dầu khoáng. Sau bốn tuần, dầu hạt lanh làm tăng tần suất đi tiêu và cải thiện độ đặc của phân. Họ khuyến nghị rằng nên bổ sung dầu hạt lanh từ 15-30ml/ngày.

2. Cách dùng dầu hạt lanh hiệu quả

Theo các chuyên gia, cách dùng dầu hạt lanh đúng có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe tim mạch, cải thiện khả năng tư duy, phát triển trí não với trẻ, hạn chế mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ mang thai. Bạn chỉ cần bổ sung 1-2 muỗng dầu hạt lanh mỗi ngày sẽ đáp ứng hàm lượng Omega 3 tốt cho cơ thể:

  • Bổ sung dầu hạt lanh trực tiếp vào các món salad rau củ, nước chấm hoặc nước sốt sẽ làm gia tăng hương vị cho thức ăn. Bạn cũng có thể bỏ một muỗng dầu vào sinh tố, sữa chua,... để cơ thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng.

  • Đối với trẻ em, các mẹ có thể bổ sung từ lứa tuổi từ 6 tháng trở lên khoảng 1/2 muỗng, sau đó tăng dần lên. Khi thấy bé có những triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, nổi mẩn đỏ thì nên ngừng việc sử dụng từ 1-2 tuần để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé. Nếu triệu chứng ngày càng nặng thì các mẹ nên đưa bé đến phòng khám để bác sĩ điều trị. 

  • Đối với những người bị bệnh đang dùng thuốc đặc trị thì cần có trao đổi với bác sĩ về chế độ bổ sung dầu hạt lanh. Bởi vì, một số loại thuốc có thể tương tác tiêu cực với dầu hạt lanh.

Bổ sung 1-2 muỗng dầu hạt lanh mỗi ngàyBổ sung 1-2 muỗng dầu hạt lanh mỗi ngày

3. Liệu dầu hạt lanh có an toàn?

Câu trả lời là có, dầu hạt lanh không chỉ an toàn với sức khỏe con người mà còn được khuyên dùng để thay thế các dầu thực vật khác ở các nước phương Tây. Đối với các các mẹ đang mang thai hoặc cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng dầu hạt lanh, vì một số nghiên cứu cho thấy dùng dầu này trong tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ) có thể làm tăng nguy cơ sinh non.

Theo Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia Hoa Kỳ, một số công dụng dầu hạt lanh có thể kể đến như giảm đông máu, hạ huyết áp hoặc hạ đường huyết. Tuy nhiên, dầu hạt lanh có thể làm suy giảm hiệu quả thuốc chống đông máu và chống tiểu cầu, thuốc đặc trị bệnh tiểu đường. 

4. Lưu ý khi sử dụng dầu hạt lanh?

4.1. Người đang chuẩn bị phẫu thuật

Theo Khoa Gây mê & Thuốc giảm đau tại Đại học Washington cho biết, những người cần phẫu thuật nên tránh sử dụng dầu hạt lanh ít nhất 7 ngày. Điều này là do tác dụng làm loãng máu của dầu hạt lanh có thể dẫn đến mất máu quá nhiều. Nó còn gây ảnh hưởng đến tác dụng thuốc gây mê, dễ gặp biến chứng nguy hiểm. Sau khi phẫu thuật xong, bạn nên bổ sung dầu theo lời khuyên của bác sĩ. 

4.2. Phụ nữ mang thai và cho con bú

Theo các chuyên gia, dầu hạt lanh có công dụng khá tốt trong việc cải thiện tâm trạng của những bà mẹ đang mang thai và cho con bú, nếu tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp bổ sung quá nhiều ở giai đoạn cuối thai kỳ, khả năng các mẹ mang thai sinh con non là khá cao. Tuy nhiên, ở giai đoạn 3 tháng đầu hình thành thai kỳ, các mẹ nên bổ sung Omega 3 để phát triển trí não, thị lực cho thai nhi.

Phụ nữ mang thai và cho con búPhụ nữ cuối thai kỳ nên bổ sung dầu theo chỉ định của bác sĩ

4.3. Người đang dùng thuốc đặc trị

Với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc đặc trị, họ nên bổ sung dầu hạt lanh theo lời khuyên của bác sĩ trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nguyên nhân là do Omega 3 có thể tác động kép đến các loại thuốc như sau:

  • Thuốc chống đông máu: Sử dụng dầu kết hợp với thuốc chống đông máu có thể giúp máu dễ lưu thông nhưng khó đông khi bị vết thương ngoài.

  • Thuốc hạ huyết áp: Huyết áp của bệnh nhân có thể tụt quá mức từ cao xuống dưới mức an toàn, gây nguy hiểm do bị huyết áp thấp.

  • Thuốc giảm cholesterol: Dùng dầu hạt lanh với các thuốc làm giảm mức cholesterol như Crestor (rosuvastatin), Lipitor (atorvastatin) hoặc Zocor (simvastatin) có thể tăng tác dụng của thuốc. 

5. Tổng kết

Dầu hạt lanh có nhiều công dụng như cải thiện sức khỏe tim mạch, chống viêm mạnh mẽ, ức chế sự phát triển của tế bào và giảm tình trạng táo bón. Theo một số nghiên cứu, dầu hạt lanh thường không có bất kỳ tác dụng phụ đáng kể. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc đặc trị, hoặc phẫu thuật để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bình luận