Bí mật “kinh hoàng” về Omega 6 mà 99% người không biết

Omega 6 là axit béo không bão hòa đa có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch, kiểm soát cholesterol và giảm tình trạng huyết áp cao

Nếu bạn là một người quan tâm đến sức khỏe thì chắc hẳn đã từng nghe đến chất béo Omega 6. Theo các chuyên gia, đây được xem là chất béo tốt có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Một số tác dụng phổ biến của axit béo trên bao gồm ngăn ngừa các bệnh tim mạch, kiểm soát lượng cholesterol trong máu, giảm tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường và viêm khớp dạng thấp.  

Giống với Omega 3, Omega 6 cũng là chất béo mà cơ thể không thể tự tổng hợp mà phải bổ sung thông qua các loại thực phẩm. Mặc dù có nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ẩn giấu khiến bạn không ngờ đến. Trong bài viết này, OHAWA sẽ mang đến cho bạn góc nhìn tổng quát về chất béo Omega 6. 

1. Omega 6 là gì?

Giống như Omega 3, Omega 6 là axit béo không bão hòa đa. Axit béo không no trên có cấu tạo đa có cấu trúc đặc trưng với liên kết đôi cách nhau bởi 6 nguyên tử cacbon (C) giúp cung cấp năng lượng cho các cơ quan thiết yếu trong cơ thể. 

Theo nghiên cứu, Omega 6 được phân thành 4 loại chính bao gồm:

  • Axit linoleic (LA): Đây là loại axit béo Omega 6 phổ biến nhất, được tìm thấy trong dầu thực vật (cây rum, hướng dương, ngô, đậu nành) và các loại hạt. Cơ thể chúng ta thường sử dụng LA làm “vật chủ” tổng hợp các axit béo khác.

  • Axit gamma-linolenic (GLA): Được sản xuất trong cơ thể từ LA thông qua một loạt các phản ứng enzyme. GLA thường xuất hiện trong một số loại dầu thực vật (hoa anh thảo, cây lưu ly) và hạt nho đen. Chúng đóng đóng vai trò trong việc chống viêm, sức khỏe của da và điều hòa hormone.

  • Axit dihomo-gamma-linolenic (DGLA): DLGA là axit được chuyển hóa từ GLA. DGLA sở hữu 4 liên kết đôi và thường được tìm thấy trong  chủ yếu là thịt và một số nội tạng. Chúng có vai trò hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa huyết áp và kích thích tăng trưởng tế bào.

  • Arachidonic Acid (AA): Được tổng hợp từ DGLA, AA chính là tiền thân của các hợp chất gây ra tình trạng viêm, đông máu bao gồm Eicosanoid, Thromboxane và Prostacyclin. Chúng thường xuất hiện trong các loại thịt đỏ, gia cầm, trứng và một số hải sản. 

Axit linoleic (LA) và axit gamma-linolenic (GLA) có vai trò quan trọng nhất. Từ LA, cơ thể sẽ chuyển đổi thành GLA và các axit béo khác để cung cấp năng lượng cho các chức năng quan trọng của cơ thể. 

Omega 6 là gì?Omega 6 là gì?

2. Liệu Omega 6 có lợi cho sức khỏe?

Câu trả lời là có, Omega 6 đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tiểu đường,... nếu chúng ta bổ sung đủ. Dưới đây là chi tiết tác dụng chất béo không bão hòa trên đối với sức khỏe con người: 

2.1. Bệnh thần kinh đái tháo đường 

Theo một số nghiên cứu, các chuyên gia đã thử nghiệm cho các người sử mắc bệnh thần kinh tiểu đường sử dụng các thực phẩm giàu axit gamma linolenic (GLA) trong vòng 6 tháng. Kết quả cho thấy rằng, GLA đã giảm triệu chứng đau dây thần kinh, họ không còn phải nhận những cơn đau hành hạ thường xuyên nữa. 

Bệnh thần kinh đái tháo đườngBệnh thần kinh đái tháo đường

2.2. Kiểm soát huyết áp

Theo một số nghiên cứu, khi kết hợp GLA và các thực phẩm giàu Omega 3 (cụ thể EPA và DHA) có thể giúp giảm huyết áp cao. Các chuyên gia đã tiến hành cho những người đàn ông bị huyết áp cao uống 6g dầu lý chua đen (phương thuốc chiết xuất từ hạt lý chua đen ở Châu Âu) đã giảm huyết áp tâm trương đáng kể.

Theo một nghiên cứu khác, các chuyên gia đã cho họ sử dụng thực phẩm giàu GLA và Omega 3 những người bị đau chân do tắc nghẽn mạch máu. Kết quả, huyết áp tâm thu của những người tham gia đã cải thiện rõ rệt.

2.3. Bảo vệ da

LA đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì kết cấu và chức năng hàng rào bảo vệ da, vì nó là thành phần thiết yếu trong lớp Ceramides. Ceramides là chất có trong lớp màng ngoài cùng của lớp da sừng. Bằng cách hấp thụ tế bào thông qua các thụ thể lipoprotein, LA có nhiệm vụ bảo vệ làn da và làm giảm các triệu chứng liên quan đến viêm da như: viêm da dị ứng, chàm hoặc bệnh vẩy nến. 

Theo các nghiên cứu, các bệnh nhân điều trị điều trị bằng thực phẩm giàu LA và GLA kết hợp với Omega 3 có khả năng cải thiện các quá trình viêm trên da, giúp chữa lành vết thương nhanh hơn.

Omega 6 giúp bảo vệ daOmega 6 giúp bảo vệ da

Bạn có thể xem thêm tác dụng Omega 3 với làn da ngay tại đây

2.4. Kiểm soát cholesterol 

Việc bổ sung hàm lượng LA sẽ có khả năng làm cân bằng cholesterol toàn phần trong máu nhờ việc đào thải cholesterol xấu ra ngoài cơ thể. Bằng cách kích thích gan sản xuất nhiều thụ thể LDL, LA sẽ kích thích sản xuất cholesterol tốt, sau đó vận chuyển về mô ngoại biên ở gan để bài tiết.

Trong một phân tích tổng hợp của 38 nghiên cứu với hơn 800.000 người tham gia cho thấy rằng việc tăng 5% lượng calo từ Omega 6-LA, thay cho chất béo bão hòa có thể làm giảm 9% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch vành (CAD).

3. Omega 6 có trong những loại thực phẩm nào?

Vào năm 2005, theo “Hướng dẫn chế độ ăn uống dành cho người Mỹ” của chính phủ Hoa Kỳ khuyến nghị nên duy trì tổng lượng chất béo từ 20 đến 35% lượng calo, với hầu hết chất béo đến từ các nguồn chất béo không bão hòa, không bão hòa đa và không bão hòa đơn. 

Các chuyên gia cũng khuyến nghị rằng chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa đa bao gồm: Omega 3 và Omega 6 giúp cân bằng cholesterol trong máu, ngăn ngừa  mắc các bệnh tim mạch và bệnh mãn tính khác. Dưới đây là chi tiết các loại thực phẩm mà mọi người không nên bỏ qua:

Loại thực phẩm

Hàm lượng Omega 6 (100g hoặc 15ml)

Hạt óc chó

37,8

Hạt hướng dương

32,55

Hạt thông

32,55

Đậu phụ

15,56

Quả hạnh nhân

12,95

Dầu hạt nho

9,5

Dầu hướng dương

8,9

Dầu bắp

7,3

Dầu óc chó

7,2

Dầu hạt bông

7

Dầu đậu nành

6,9

Mayonnaise

5,4

Mỡ trừu rau củ

3,4

Một điều quan trọng mà mọi người nên lưu ý đó là đa số những dầu thực vật chứa nhiều Omega 6 thì hàm lượng Omega 3 có rất ít, hoặc không có. Vì thế, bạn cần nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, cá trích, hạt chia hay dầu hạt lanh để duy trì tỉ lệ Omega 3 và Omega 6 luôn ở mức cân bằng. 

4. Tác hại của việc hấp thụ quá nhiều Omega 6? 

Mặc dù Omega 6 là một axit béo đóng vai trò quan trọng với nhiều chức năng của cơ thể, nhưng việc hấp thụ quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tỉ lệ Omega 3 và Omega 6 bị mất kiểm soát gây ra nhiều tác hại với sức khỏe.  

Theo các chuyên gia cho biết, tỷ lệ lành mạnh của hai loại chất béo nằm trong khoảng 4:1 hoặc 5:1. Điều này đúng với chế độ ăn của các gia đình ở 100 năm trước, nhưng ngày nay, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết ở các nước phương Tây đều tiêu thụ lượng Omega 6 vượt quá 15-17 lần so với Omega 3. 

Việc tiêu thụ quá nhiều axit linoleic (LA), chủ yếu từ dầu hạt Omega 6 tinh luyện và việc thiếu ít hấp thụ chất béo Omega 3 trong chế độ ăn uống sẽ gây ra các chứng bệnh như:

  • Kích thích các phản ứng viêm: Omega 6 sẽ thúc đẩy sản xuất các chất gây viêm như eicosanoid và cytokine quá mức trong hệ miễn dịch, sẽ gây ra nhiều bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim mạch và bệnh tự miễn.

  • Gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần: Theo một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng dầu giàu Omega 6 công nghiệp có thể liên quan đến nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo âu.

  • Gây ra các vấn đề về da, táo bón và đầy hơi.

Tác hại của Omega 6 đối với sức khỏeTác hại của Omega 6 đối với sức khỏe

5. Nên cân bằng tỉ lệ Omega 3 và Omega 6 như thế nào?

Theo Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) đề xuất rằng, việc hấp thụ hàm lượng LA và ALA trong chế độ ăn uống mỗi ngày luôn dao động khoảng 5:1 hoặc 4:1, nghĩa là cứ 1g Omega 3 sẽ cần 5g Omega 6. 

Theo các chuyên gia khuyến nghị, mọi người nên hạn chế sử dụng các thực phẩm hay dầu giàu Omega 6 bao gồm dầu ngô, hướng dương, cây rum, hạt bông và đậu nành. Đồng thời, cần sử dụng thường xuyên dầu giàu omega 3 bao gồm dầu hạt lanh, dầu oliu nguyên chất. Ngoài ra, họ cần thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh hơn bằng cách chăm chỉ tập thể dục thể thao từ 25-30 phút/ngày để bảo vệ sức khỏe. 

Bình luận