Lý do khiến Lipid không thể thiếu đối với sức khỏe con người?

Lipid là những hợp chất hữu cơ có chứa các nguyên tử hydro, cacbon và oxi, có vai trò cung cấp năng lượng cho chức năng sinh học cho cơ thể

Trong cơ thể con người, lipid thường được tổng hợp ở gan và được tìm thấy trong các loài thực phẩm từ dầu, bơ, sữa nguyên chất, phô mai, thực phẩm chiên rán và cả trong một số loại thịt đỏ. Vậy, Lipid là gì? Có những loại Lipid nào? Chức năng của Lipid như thế nào? Hãy cùng OHAWA tìm hiểu qua bài viết này ngay nhé!

1. Lipid là gì?

Lipid hay chất béo là các hợp chất hữu cơ có chứa các nguyên tử hydro, cacbon và oxi, tạo thành khuôn khổ cho cấu trúc và chức năng của tế bào sống. Chúng có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ nhưng không tan trong nước. Lipid có tác dụng cung cấp năng lượng để các chức năng trong cơ thể hoạt động bình thường. Ngoài ra, nó còn có một số đặc điểm khác như:

- Hòa tan: Lipid không tan trong nước nhưng hòa tan trong các dung môi hữu cơ như chloroform, ether, benzene.

- Cấu tạo: Lipid bao gồm các axit béo, glycerol, phospholipid, cholesterol và các hợp chất khác.

- Phân loại: Lipid được chia thành nhiều loại dựa trên cấu tạo và chức năng, bao gồm:

  • Triglyceride: Dạng lipid dự trữ năng lượng chính trong cơ thể.

  • Phospholipid: Thành phần chính của màng tế bào.

  • Steroid: Bao gồm cholesterol, hormone sinh dục và vitamin D.

  • Eicosanoid: Có vai trò trong truyền tín hiệu tế bào.

>> Xem thêm: Top 15 thực phẩm giàu chất béo tốt cho sức khỏe

2. Phân loại lipid

Theo các chuyên gia, Lipid có 3 loại chính bao gồm: Phospholipid, sterol và triacylglycerol (hay còn gọi là chất béo trung tính).

2.1. Phospholipid

Phospholipid tạo nên lớp tế bào bên ngoài trong cơ thể động vật và con người. Đây là lớp màng bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ các tế bào. Phospholipid là loại chất tốt, có tác động tích cực đối với sức khỏe mọi người, trừ người bị APS.

Theo các chuyên gia cho biết, APS hay còn gọi là đông máu, là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả tình trạng tăng nguy cơ hình thành cục máu đông do sự hiện diện của các kháng thể antiphospholipid (APL). Ở những người mắc APS, các protein trên phospholipid bị tấn công khiến các lớp bảo vệ bị tổn thương. Điều này dẫn đến gia tăng nguy cơ đông máu ở một người, dẫn đến tình trạng đau tim và đột quỵ. Một số triệu chứng thường thấy của APS là:

  • Sưng, đau, đỏ ở chân hoặc tay

  • Nóng da

  • Cứng da

  • Động mạch:

  • Đột quỵ

  • Nhồi máu cơ tim

  • Đau thắt ngực

  • Tắc nghẽn mạch máu ngoại biên

  • Mệt mỏi

  • Đau đầu

  • Thay đổi nhận thức

  • Co giật.

Nếu cơ thể bạn mắc những triệu chứng trên thì nên lập tức đến gặp trung tâm y tế gần nhất để bác sĩ khám và điều trị.

Phospholipid làm đông máuPhospholipid làm đông máu

2.2. Sterol

Sterol là một nhóm các hợp chất hữu cơ một loại steroid. Steroid là một nhóm hormon bao gồm: Estrogen, Testosterone có nhiệm vụ duy trì sức khỏe sinh sản, sinh dục và trao đổi chất. Thành phần chủ yếu của Sterol được cấu tạo từ các cholesterol. Hầu hết loại Lipid béo này trong cơ thể của chúng ta được sản xuất ở gan và ruột, 20% còn lại ​​đến từ chế độ ăn uống hàng ngày.

Cholesterol được tìm thấy trong mọi tế bào trong cơ thể và tham gia vào nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, như tạo ra hormon và vitamin. Đây là chìa khóa để tạo ra muối mật, chất giúp cơ thể phân hủy chất béo và hấp thụ vitamin. Do cholesterol không tan trong nước nên được vận chuyển vào máu qua các hạt bao gồm: Lipid và protein, được gọi là lipoprotein. 

Lipoprotein được chia thành 2 loại chính bao gồm: lipoprotein mật độ cao (HDL) và lipoprotein mật độ thấp. HDL được gọi là cholesterol “tốt” vì nó hấp thụ cholesterol và đưa trở lại gan. LDL được gọi là cholesterol “xấu” vì nó có thể tích tụ trong mạch máu gây ra các chứng bệnh tim mạch nguy hiểm. Để duy trì sức khỏe khỏe mạnh, bạn nên cân bằng chế độ ăn uống khỏe mạnh kết hợp tập luyện thể dục tối thiểu 30 phút/ ngày. 

2.3. Triglycerides

Triglyceride (Chất béo trung tính) là loại Lipid phổ biến nhất trong cơ thể và có nguồn gốc từ chất béo và dầu. Đa số trong chế độ ăn uống, chúng ta thường sử dụng chất béo bão hòa hoặc không bão hòa. Những loại chất béo này bắt nguồn từ sản phẩm động vật như thịt, bơ và phô mai.

Chất béo không bão hòa có các chất dinh dưỡng thiết yếu thường được gọi là axit béo Omega 3 và được tìm thấy trong các thực phẩm như cá ngừ, cá hồi, các loại hạt, quả bơ và các loại rau lá. Loại axit tốt này giúp giảm viêm, huyết áp và chất béo trung tính trong cơ thể. Chúng cũng làm giảm nguy cơ đột tử do đau tim và ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Chất béo chuyển hóa được con người tạo ra để bảo quản thực phẩm, tăng hương vị cho thức ăn. Khi bạn ăn thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa, cơ thể sẽ bắt đầu tích tụ các cholesterol LDL (có hại), đào thải  cholesterol HDL (có lợi). Điều này sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và các bệnh tự miễn dịch

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp từ các loại thực phẩm từ rượu, thức ăn nhanh...Theo thời gian, những thực phẩm này không được đốt cháy sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa calo. Từ đó, hàm lượng chất béo trung tính trong cơ thể, gây ra tình trạng béo phì, kháng insulin, tiểu đường và thậm chí là viêm tụy cấp.

Triglycerides có nhiều trong thức ăn nhanhTriglycerides có nhiều trong thức ăn nhanh

3. Chức năng Lipid

Theo các chuyên gia, Lipid là chất không thể thiếu đối với cơ thể con người, giúp hỗ trợ sự phát triển của một số chức năng sinh học bao gồm:

3.1. Hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh

Lipid là thành phần chính của màng tế bào thần kinh bao gồm phospholipid kép. Các phân tử phospholipid có đầu ưa nước (hydrophilic) và đuôi kỵ nước (hydrophobic) giúp duy trì tính toàn vẹn và chức năng của màng. Chúng sẽ hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào tốt hơn.

Ngoài ra, trong lipid còn chứa các axit béo không bão hòa như Omega 3 và Omega 6 giúp cải thiện khả năng nhận thức bao gồm tăng sự tập trung, chú ý, trí nhớ góp phần nâng cao khả năng học tập. 

Hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinhHỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh

3.2. Hấp thụ các vitamin quan trọng

Vitamin A, D, E, K là những vitamin quan trọng cần có để chất béo có thể hấp thụ hiệu quả nhất. Các vitamin này tan trong dầu được hòa tan trong chất béo, sau đó micelle (Hợp chất được tạo từ phospholipid và mật) được vận chuyển vào ruột non. Sau đó, gan sẽ hấp thụ và đưa sang các cơ quan khác trong cơ thể. Một số lợi ích khi cơ thể bạn nạp đủ vitamin có thể kể đến:

  • Tăng cường thị lực tốt, đặc biệt là trong điều kiện thiếu sáng.

  • Nâng cao hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.

  • Giúp làn khỏe mạnh và giảm nguy cơ mụn trứng cá.

  • Giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

  • Tăng cường cơ bắp khỏe mạnh.

  • Là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do.

  • Phòng tránh nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch và ung thư.

3.3. Tăng cường sản xuất hormone

Theo nghiên cứu, các chuyên gia cho biết rằng Lipid cần thiết trong việc sản xuất một số loại hormone cho cơ thể bao gồm estrogen, testosterone và cortisol. Dưới đây là một số lợi ích của hormon đem lại cho cơ thể.

  • Đóng vai trò chính trong sự phát triển và sinh sản tình dục.

  • Kiểm soát hệ thống miễn dịch và trao đổi chất.

  • Giữ cân bằng lượng nước và muối (natri) trong cơ thể 

  • Kiểm soát tình trạng viêm và thúc đẩy quá trình lành vết thương 

  • Điều chỉnh phản ứng căng thẳng của cơ thể 

  • Điều chỉnh nhịp sinh học.

Tăng cường sản xuất hormoneTăng cường sản xuất hormone

4. Những điều cần lưu ý khi bổ sung Lipids

Không thể phủ nhận vai trò Lipid đóng góp rất quan trọng đối với sức khỏe nếu bổ sung đủ. Nếu hấp thụ quá liều lượng sẽ khiến bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch và gan. 

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có 17,9 triệu người trên toàn thế giới chết vì bệnh tim mạch mỗi năm. Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các quốc gia trên thế giới. 

Bắt nguồn từ sự tích tụ cholesterol xấu trong máu, nạn nhân có nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch (xơ vữa động mạch). Những 'tắc nghẽn' này có thể thu hẹp lỗ động mạch, dẫn đến tốc lưu thông máu kém đến các cơ quan thiết yếu. Điều này dẫn đến các cơn đau tim, khó thở hoặc đột quỵ. 

Đa số những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch đều có chế độ ăn giàu chất béo bão hòa, chẳng hạn như thịt béo hoặc thịt chế biến sẵn, nước sốt kem, phô mai, thực phẩm chiên ngập dầu. 

Ngoài việc tuân theo một chế độ ăn uống tốt, bạn có thể kiểm soát mức cholesterol xấu bằng cách giữ cân nặng lý tưởng, không hút thuốc và chăm chỉ tập thể dục (Tối thiểu 30 phút/ ngày).

Việc duy trì lối sống khỏe mạnh kết hợp chế độ ăn giàu Omega 3 giúp tăng cholesterol tốt trong cơ thể, nâng cao chất lượng cuộc sống, tinh thần bạn luôn thoải mái và tích cực. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện dầu hạt lanh ép lạnh bền nhiệt OHAWA giàu dưỡng chất Omega 3 phù hợp cho mọi đối tượng, ngay cả những người ăn chay.

Được sản xuất từ quy trình công nghệ ép lạnh bền nhiệt tiên tiến nhất thế giới giúp lưu giữ những chất dinh dưỡng như Omega 3, Omega 6. Cứ 15ml dầu sẽ chứa 8g ALA giúp phát triển não bộ, thị lực và phòng ngừa các bệnh tim mạch. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thông tin dinh dưỡng của sản phẩm, hãy liên hệ ngay Hotline 0911 068 738 để được tư vấn miễn phí.

Bình luận