Sự thật đằng sau Omega 3-6-9 mà các chuyên gia không muốn bạn biết

Nói đến chất béo có lợi cho sức khỏe, nhiều người sẽ nghĩ đến ngay Omega 3-6-9. Đây đều là nhóm axit béo không bão hòa đơn và đa, có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Vậy tác dụng của omega 3-6-9 là gì? Những loại thực phẩm nào chứa chất béo trên. Hãy cùng OHAWA tìm hiểu bài viết này ngay nhé! 

Nói đến chất béo có lợi cho sức khỏe, nhiều người sẽ nghĩ đến ngay Omega 3-6-9. Đây đều là nhóm axit béo không bão hòa đơn và đa, có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Vậy tác dụng của omega 3-6-9 là gì? Những loại thực phẩm nào chứa chất béo trên. Hãy cùng OHAWA tìm hiểu bài viết này ngay nhé! 

1. Omega 3-6-9 là gì?

Omega 3-6-9 là nhóm axit béo không bão hòa được gộp từ Omega 3, Omega 6 và Omega 9. Omega 3 và Omega 6 là nhóm những chất béo mà cơ thể không tự sản xuất được mà chỉ bổ sung thông qua thực phẩm, còn Omega 9 tự tổng hợp được. Dưới đây là toàn bộ thông tin chi tiết của từng loại Omega: 

1.1. Omega 3

Axit béo Omega 3 là axit béo không bão hòa đa mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Omega 3 đóng vai trò quan trọng trong cơ thể từ sức khỏe tim mạch đến việc sản xuất hormone trong cơ thể bạn. 

Có ba loại axit béo Omega 3 chính Axit alpha-linolenic (ALA), axit Docosahexaenoic (DHA) và axit Eicosapentaenoic (EPA). 

  • ALA là một chất béo thiết yếu trong chế độ ăn uống, nhưng cơ thể không tự sản xuất. Đây là Omega 3 từ thực vật, bạn có thể hấp thụ thông qua các thực phẩm từ thực vật như hạt óc chó, hạt chia, hạt lanh và dầu hạt lanh,...Từ ALA, cơ thể sẽ tự động chuyển hóa một phần sang EPA và DHA theo tỉ lệ từ 4-20% tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

  • Đối với DHA và EPA, đây là các axit béo thường tồn tại trong những loại thực phẩm trong động vật từ biển như các loài cá béo, tảo biển, hàu,....

Bạn có thể đọc thêm bài viết “Omega 3: Phân loại, tác dụng, hàm lượng sử dụng Omega 3 hiệu quả nhất” tại đây.

Omega 3 là gì?Omega 3 là gì?

1.2. Omega 6

Omega 6 cũng giống với Omega 3, đều là axit béo không bão hòa mà cơ thể không tự sản xuất. Thành phần chính của Omega 6 là Axit linoleic có thể chuyển đổi axit arachidonic (ARA), đây là chất sản xuất eicosanoids gây viêm. 

Mặc dù các eicosanoids này là những chất quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Nhưng việc sản xuất quá mức sẽ làm tăng tình trạng viêm, dễ dẫn đến bệnh viêm nhiễm và các bệnh tim mạch. Một số nguồn thực phẩm giàu Omega 6 phổ biến bao gồm dầu hướng dương, dầu ngô, dầu oliu, cây rum, hạt nho, dầu mè, dầu đậu nành, hạnh nhân, hạt điều. 

Có 2 loại Omega 6 bao gồm:

  • Axit gamma-linoleic (GLA): Được tìm thấy trong dầu cây lưu ly và dầu hoa anh thảo, sau đó thành chuyển đổi thành loại dihomo-gamma-linolenic (DGLA). 

  • Axit Conjugated linoleic (CLA) – Theo một nghiên cứu, việc bổ sung CLA hàng ngày có hiệu quả làm giảm khối lượng mỡ, giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể tốt hơn.

Omega 6 là gì?Omega 6 là gì?

1.3. Omega 9

Axit béo Omega 9 là chất không bão hòa đơn, nghĩa là chúng chỉ có một liên kết đôi. Axit oleic là axit béo Omega 9 phổ biến nhất trong chế độ ăn uống thường ngày. Mặc dù, Axit béo Omega 9 không quan trọng bằng Omega 3 và 6, nhưng nó có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Theo nghiên cứu năm 2015, cho thấy rằng việc cho chuột ăn chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa đơn giúp cân bằng lượng insulin, ngăn ngừa các bệnh tiểu đường và giảm viêm.

2. Tác dụng Omega 3-6-9

Trong cơ thể, có rất nhiều dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển cơ thể, Omega 3-6-9 cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một số lợi ích của Omega 3-6-9 mang lại cho sức khỏe con người:

2.1. Omega 3 

Chất béo Omega 3 là thành phần quan trọng cấu tạo của hệ thần kinh, mắt và màng tế bào. Theo nghiên cứu, có đến 35% hệ thần kinh được cấu tạo từ Omega 3. Chúng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tim mạch và hệ thần kinh. Theo các nghiên cứu lâm sàng ở phương Tây, một số tác dụng phổ biến của loại chất béo không bão hòa đa bao gồm: 

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Omega 3 có thể giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu, chất béo trung tính và kiểm soát huyết áp.

  • Hỗ trợ sức khỏe tinh thần: Omega 3 có khả năng kiểm soát sức khỏe tinh thần, ngăn ngừa trầm cảm, bệnh Parkinson và rối loạn tâm thần ở những người cao tuổi hay phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em

  • Kiểm soát cân nặng, cải thiện vóc dáng: Hàm lượng chất Omega 3 có tác dụng hỗ trợ giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất. 

  • Hỗ trợ sự phát triển trí não của trẻ: Omega 3 hỗ trợ sự phát triển trí não, tăng cường sự tập trung, độ tập trung cho bé:

  • Chống viêm: Loại chất béo không bão hòa trên sẽ ngăn ngừa tình trạng viêm bằng cách ức chế việc sản xuất cytokine.

Tác dụng Omega 3 với sức khỏeTác dụng Omega 3 đối với sức khỏe

2.2. Omega 6

Axit béo Omega-6 có vai trò hỗ trợ phát triển các chức năng của não, kích thích sự phát triển của da và tóc, duy trì sức khỏe của xương,... Dưới đây là tác dụng cụ thể của loại axit béo trên:

  • Giảm bệnh đái tháo đường: Một số nghiên cứu cho thấy dùng axit gamma linolenic (GLA) trong 6 tháng trở lên có thể làm giảm triệu chứng bệnh tiểu đường. Với những người kiểm soát lượng đường trong máu tốt, hàm lượng GLA sẽ cao hơn so với những kiểm soát lượng đường trong máu kém. 

  • Hạn chế tình trạng viêm khớp dạng thấp (RA): Các nghiên cứu, việc bổ sung các thực phẩm giàu Omega 6 từ 1-3 tháng liên tục (hàm lượng thấp) sẽ giảm các triệu chứng viêm khớp. Tuy nhiên, để phòng tránh các tác dụng phụ thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân.

  • Rối loạn tăng động (ADHD): Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy dùng kết hợp axit béo Omega 3 và Omega 6 hai lần/ ngày liên tục trong 3-6 tháng có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng ADHD ở trẻ em.

  • Ung thư vú: Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ mắc bệnh ung thư vú dùng GLA có phản ứng tốt hơn với tamoxifen (một loại thuốc dùng để điều trị ung thư vú nhạy cảm với estrogen) so với những người chỉ dùng tamoxifen. Các nghiên cứu khác cho thấy GLA đã ức chế hoạt động của khối u trong các dòng tế bào ung thư vú.

  • Cải thiện tình trạng cao huyết áp: Omega 6 có tác dụng kiểm soát huyết áp trong cơ thể khi kết hợp cùng các thực phẩm giàu Omega 3, cụ thể là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). Theo nghiên cứu, những người đàn ông bị huyết áp cao uống 2 muỗng (30ml) dầu hạt lanh kết hợp thực phẩm giàu GLA đã giảm huyết áp tâm trương đáng kể.

Tuy nhiên, trong chế độ ăn hàng ngày, bạn cần lưu ý hàm lượng Omega 6 mỗi ngày để tránh làm mất cân bằng tỉ lệ Omega 6 và Omega 3, vì sẽ gây phản tác dụng đối với sức khỏe.

2.3. Omega 9

Omega 9 chứa nhiều trong các loài thực vật như bơ, hạt điều, dầu đậu phộng, dầu hạt cải và dầu oliu. Đây là axit có tác dụng đào thải “cholesterol xấu” trong máu (LDL), đồng thời giúp tăng “cholesterol tốt” (HDL). Nhờ đó, Omega 9 góp phần ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Ngoài ra, Omega 9 còn có chất Polyphenol - được cho là có đặc tính chống viêm, chống đông máu và kháng khuẩn. (Bổ sung từ tài liệu).

3. Các loại thực phẩm giàu Omega 3-6-9?

Bạn có thể dễ dàng bổ sung axit béo Omega 3-6-9 trong chế độ ăn uống mỗi ngày thông qua các loại thực phẩm sau:

3.1. Omega 3

Theo các chuyên gia, nguồn thực phẩm đến từ biển thường có hàm lượng Omega 3 EPA và DHA cao nhất. Còn ALA chủ yếu đến từ các loại hạt. Hiện nay, hàm lượng bổ sung tối thiểu DHA và EPA khoảng 250–300mg mỗi ngày. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), lượng Omega ALA hấp thụ đầy đủ mỗi ngày tối thiểu từ 1600mg đối với nam trưởng thành và 1100mg đối với nữ trưởng thành từ 19 tuổi trở lên. Một số thực phẩm khác giàu Omega 3 bao gồm:

  • Cá hồi: 4,0g EPA và DHA (Trong 100gram cá)

  • Cá thu: 3,0g EPA và DHA 

  • Cá mòi: 2,2g EPA và DHA 

  • Cá cơm: 1,0g EPA và DHA 

  • Hạt chia: 4,9g ALA 

  • Quả óc chó: 2,5g ALA 

  • Dầu Hạt lanh: 8,0g ALA (15ml dầu)

Thực phẩm giàu Omega 3Thực phẩm giàu Omega 3

3.2. Omega 6

Hàm lượng chất béo Omega 6 cao thường có nhiều trong dầu thực vật tinh chế hoặc các thực phẩm làm từ dầu tinh luyện. Một số loại hạt cũng chứa một lượng đáng kể Omega 6. Theo các chuyên gia, lượng Omega 6 hấp thụ đầy đủ mỗi ngày là 10g đối với nam và 8g đối với nữ ở độ tuổi 19–50. Dưới đây là hàm lượng Omega 6 trong 100g trong một số loại thực phẩm:

  • Dầu đậu nành: 50g

  • Dầu ngô: 49g 

  • Sốt mayonnaise: 39g

  • Quả óc chó: 37g

  • Hạt hướng dương: 34g 

  • Hạnh nhân: 12g 

  • Hạt điều: 8g

  • Dầu hạt lanh: 2g (15ml)

3.3. Omega 9

Cơ thể tự tổng hợp được chất béo Omega 9 và thường phổ biến trong các loại dầu thực vật và hạt. Hiện nay, các chuyên gia chưa đưa ra khuyến nghị đầy đủ về lượng Omega 9 vì chúng không quan trọng. Dưới đây là lượng Omega 9 có trong 100g thực phẩm bao gồm:

  • Dầu ô liu: 83g 

  • Dầu hạt điều: 73g

  • Dầu hạnh nhân: 70g 

  • Dầu hạnh phúc : 60g 

  • Dầu đậu phộng: 47g

  • Hạt hạnh nhân: 30g

  • Hạt điều: 24g

  • Quả óc chó: 9g.

Thực phẩm giàu Omega 9Thực phẩm giàu Omega 9

4. Có nên bổ sung Omega 3-6-9 không?

Câu trả lời là có, theo khuyến nghị từ Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng của viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến nghị, bạn nên nạp Omega 3-6-9 theo tỉ lệ phù hợp như 4-1-1 tốt cho sức khỏe. Một điều quan trọng mà mọi người nên nhớ là bổ sung lượng Omega 3 đầy đủ trong bữa ăn. Hầu hết trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn đã nhận đủ lượng Omega 6 và cơ thể sẽ tự sản xuất Omega 9 nên không cần bổ sung quá nhiều. 

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết, những người trưởng thành cần ăn 2 khẩu phần cá béo (cá hồi, cá trích, cá ngừ,...) trên tuần hoặc sử dụng dầu hạt lanh để nấu ăn và trộn salad để cung cấp đủ lượng Omega 3 cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chiên từ dầu tinh luyện, vì trong quá trình nấu có thể sinh ra nhiều Aldehyde và gốc tự do gây hại cho sức khỏe.

5. Bổ sung hàm lượng Omega 3 qua dầu hạt lanh ép lạnh bền nhiệt OHAWA chất lượng cao?

Dầu hạt lanh ép lạnh bền nhiệt OHAWA được nhiều tổ chức trong và ngoài nước chứng nhận sản phẩm chất lượng cao. Nguồn nguyên liệu hạt lanh được nhập khẩu hoàn toàn 100% từ Canada, sử dụng công nghệ ép lạnh bền nhiệt tiến tiến nhất trên thế giới (không sử dụng hóa chất) mang đến nhiều dưỡng chất (Omega 3 thực vật-ALA) có lợi cho tim mạch và hệ thần kinh. Nếu bạn đang thắc mắc về thông tin sản phẩm thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 56 56 03 hoặc 0911 068 738 để được tư vấn miễn phí.

 
 

Bình luận